Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả

Ngọc Lan
20/08/2022 - 13:56
Hiện tượng ngứa vùng kín khi đang mang thai đem lại cảm giác khó chịu đối với bà bầu. Vậy nếu bị ngứa, đâu là cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả nhất?

Tình trạng ngứa âm đạo của bà bầu xảy ra có thể khiến phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và áp lực. Ngứa âm đạo khi mang thai ở nữ giới có thể xảy ra do một số nguyên nhân như nhiễm trùng, do thay đổi nội tiết tố hoặc cũng có thể do một số loại thuốc.

Thực tế, phụ nữ mang thai thường sẽ bị ngứa âm đạo vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ, đây là một hiện tượng bình thường và xảy ra tương đối phổ biến.

1. Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng ngứa âm đạo khi nữ giới mang thai. Một trong số đó chính là kết quả của các thay đổi mà cơ thể đang trải qua. Hơn nữa, một số các nguyên nhân khác gây ra ngứa âm đạo ở nữ giới cũng có thể không liên quan đến thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

1.1. Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ngứa

Viêm âm đạo do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa âm đạo nữ giới. Tình trạng viêm âm đạo xảy ra do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu trong âm đạo có những thay đổi.

Ngoài ra, hiện tượng nhiễm trùng âm đạo phổ biến này thường xảy ra với phụ nữ có hoạt động tình dục, có thể xảy ra cho dù nữ giới có mang thai hay không mang thai.

Một số triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra ở nữ giới:

- Khi âm đạo nữ giới tiết dịch mỏng, có màu đục hoặc xám.

- Hiện tượng ngứa ngáy xảy ra.

- Bị sưng, viêm đỏ.

- Xuất hiện mùi khó chịu như mùi cá ươn, cá tanh và đặc biệt mùi xuất hiện rõ rệt sau khi thực hiện quan hệ tình dục.

Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả - Ảnh 2.

Viêm âm đạo do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa âm đạo nữ giới - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Ngứa âm đạo khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không?

- Những câu hỏi thường gặp về ngứa rát âm đạo

1.2. Ngứa do nhiễm trùng nấm men

Ngoài vi khuẩn, âm đạo của nữ giới ở trạng thái bình thường vẫn luôn chứa một lượng nhỏ nấm men. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai này có thể trở thành nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng độ pH của âm đạo đang có và khiến nấm men sinh sôi.

Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm men cụ thể gồm:

- Ngứa ngáy.

- Bỏng rát.

- Khi dịch âm đạo tiết ra có kết cấu dày.

- Tăng tiết dịch âm đạo.

Đặc biệt, lượng dịch âm đạo cũng như chất nhầy ở cổ tử cung tiết ra còn có thể làm tăng lên trong suốt thai kỳ. Vì sự thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra một số hiện tượng như làm mềm thành tử cung và âm đạo.

Dù lượng tiết dịch được thiết kế với mục đích bảo vệ âm đạo khỏi tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng da âm hộ và khiến âm hộ bị đỏ, ngứa.

1.3. Khô âm đạo gây ngứa vùng kín

Những thay đổi đột ngột của nội tiết tố khi phụ nữ mang thai sẽ gây ra tình trạng khô âm đạo. Điều này xảy ra ở nhiều phụ nữ khi trong thai kỳ hơn. Một số triệu chứng cụ thể của hiện tượng khô âm đạo gồm:

- Ngứa ngáy, khó chịu âm đạo.

- Âm đạo bị đỏ, kích ứng.

- Xảy ra hiện tượng đau rát khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, Progesterone thấp cũng có thể là nguyên nhân gây khô âm đạo ở một số phụ nữ mang thai. Bởi vì, hormone này là hormone rất cần thiết để duy trì thai kỳ, vì vậy cần tìm đến bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng này.

Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả - Ảnh 3.

Thay đổi đột ngột của nội tiết tố khi phụ nữ mang thai sẽ gây ra tình trạng khô âm đạo - Ảnh Internet

1.4. Nhạy cảm với một số sản phẩm vệ sinh

Nữ giới khi lựa chọn một số sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa âm đạo. Ngoài ra, khi mang thai, âm đạo bị ứ dịch cũng là nguyên nhân khiến da vùng âm đạo trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường.

Một số sản phẩm vệ sinh trước đó phù hợp, khi mang thai nữ giới dùng có thể gây hiện tượng kích ứng da, đây là nguyên nhân khiến da bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Một số sản phẩm gây ra điều này như:

- Chất tẩy rửa.

- Các loại sữa tắm, xà bông tắm.

- Dung dịch vệ sinh không phù hợp.

1.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Khi phụ nữ mang thai, tử cung sẽ nằm ở đầu bàng quang và khi nó mở rộng trong một thời kỳ mang thai thì áp lực này sẽ đè lên bàng quang, điều này có thể là nguyên nhân cản trở việc tống nước tiểu ra ngoài gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

Hơn nữa, vi khuẩn còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tiểu, một số vi khuẩn như vi khuẩn liên cầu nhóm B (GBS). GBS ở người lớn thông thường không biểu hiện các triệu chứng cụ thể. Nhưng vi khuẩn GBS lại là nguyên nhân có thể gây hại cho trẻ sơ sinh, do đó, phụ nữ mang thai cần thực hiện kiểm tra vi khuẩn này trong thai kỳ.

Một số triệu chứng cụ thể của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, cụ thể như sau:

- Khi xuất hiện nhu cầu đi tiểu thường xuyên, khẩn cấp.

- Gặp hiện tượng đau bụng.

- Bị ngứa và rát âm đạo.

- Có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.

- Gây hiện tượng đau trong khi quan hệ tình dục.

1.6. Các bệnh lây qua đường tình dục

Một số bệnh lây qua đường tình dục (STLs) cụ thể như: mụn rộp sinh dục , HPV và nhiễm trùng roi trichomonas, các bệnh lý lây qua đường tình dục này đều là nguyên nhân có thể khiến phụ nữ khi mang thai bị ngứa âm đạo. 

Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả - Ảnh 4.

Nữ giới có thể mang thai khi mắc bệnh lây qua đường tình dục hoặc cũng có thể mắc bệnh khi đang mang thai - Ảnh Internet

Đọc thêm: Tuyệt đối không chủ quan trước các bệnh lây qua đường tình dục

Các dấu hiệu cho thấy nữ giới đã mắc một số bệnh lây qua đường tình dục cụ thể như sau:

- Xuất hiện cảm giác nóng, bỏng rát trong âm đạo.

- Có nổi mụn cóc ở âm đạo.

- Bị sốt, phát ban.

- Khi dịch tiết âm đạo có mùi, có màu bất thường.

Qua trọng, các bệnh lây qua đường tình dục là các bệnh có thể sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong thai kỳ và cả cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm và kịp thời thì bạn hoàn toàn có thể được điều trị khi mang thai cũng như giúp loại bỏ các rủi ro này gây ra.

2. Điều trị ngứa âm đạo cho nữ giới bằng cách nào?

Như đã biết, tình trạng ngứa âm đạo xảy ra trong thời kỳ mang thai thường không quá đáng lo ngại và có thể dễ dàng được giải quyết bằng các biện pháp điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, khi mắc các bệnh hoặc khi gặp vấn đề về sức khỏe trong thời gian mang thai, cần chủ động nói với bác sĩ cũng như đưa ra các thông tin và triệu chứng cụ thể khi bạn gặp phải xảy ra trong thai kỳ.

Một số biện pháp điều trị ngứa âm đạo sẽ được thực hiện khác nhau còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

Thông thường, các biện pháp điều trị trong thời kỳ nữ giới mang thai sẽ là thuốc điều trị chống nấm không kê đơn. Khi bác sĩ xác nhận phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm trùng nấm men, người bệnh có thể sử dụng kem chống nấm không kê đơn hoặc sử dụng các loại thuốc đặt để thực hiện điều trị.

Lưu ý, trong quá trình điều trị, không sử dụng fluconazole (Diflucan). Đây là loại thuốc chống nấm được kê đơn, đối với thuốc này có liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai và không nên dùng trong thời kỳ mang thai của phụ nữ.

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc theo toa nếu như nữ giới bị nhiễm trùng tiểu hoặc bị viêm âm đạo do vi khuẩn gây nên.

Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc corticoid cùng với các loại kem chống ngứa tại chỗ như corticosteroid có thể giúp giảm ngứa hiệu quả.

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng dưới sự theo dõi và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả - Ảnh 5.

Khi mắc các bệnh hoặc khi gặp vấn đề về sức khỏe trong thời gian mang thai, cần chủ động nói với bác sĩ - Ảnh Internet

3. Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà

Ngứa vùng kín dù là bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe bà bầu và thai nhi nhưng đây lại là bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy đâu là cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu  tại nhà an toàn, hiệu quả.

- Ăn sữa chua

Như đã biết, sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ. Ăn sữa chua còn giúp bà bầu có thể cân bằng được độ pH trong cơ thể.

Lưu ý, bà bầu khi ăn sữa chua, nên lựa chọn các loại sữa chua ít đường, không đường và ít chất béo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, chữa chua Hy Lạp còn là một gợi ý hoàn hảo vì đây là loại sữa chua được đánh giá có khả năng cân bằng pH tốt hơn so với các loại sản phẩm sữa chua khác.

- Sử dụng Baking soda

Một trong những cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà có thể dễ dàng thực hiện là sử dụng hỗn hợp baking soda hoặc cho bột baking soda vào bồn tắm. Tiếp đến, cần cho vùng kín tiếp xúc với baking soda trong thời gian khoảng từ 10 đến 15 phút có tác dụng giúp giảm viêm, giảm ngứa vùng kín khi mang thai hiệu quả.

Sau khi ngâm, cần rửa thật sạch lại vùng kín bằng nước lạnh và lau khô bằng khăn mềm. Đây là cách đem lại nhiều hiệu quả, giúp bạn tránh được tình trạng ngứa trong thời gian mang thai.

- Lựa chọn trang phục, đồ lót thích hợp

Các loại quần lót mềm mại, vải cotton có khả năng thấm hút rất tốt, giúp tránh được vùng kín bị ẩm ướt và khiến tình trạng bị ngứa khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nữ giới có thể không mặc quần lót khi ngủ.

Ngoài quần lót thì các loại quần áo thoải mái, thay vì mặc quần jeans thì có thể sử dụng các loại quần vải mỏng, váy thoáng mát và thoải mái hơn.

- Sử dụng kem để bôi chống ngứa:

Các loại kem bôi có tác dụng hỗ trợ làm dịu da, cảm giác bị ngứa vùng kín khi mang thai dưới hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, muốn sử dụng kem bôi giảm ngứa, cần cẩn trọng và tránh các sản phẩm có thành phần hydrocortisone bởi vì hoạt chất này có thể gây hại và ảnh hưởng đến em bé nếu mẹ bầu sử dụng với lượng lớn.

Tốt hơn hết, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các loại sản phẩm bôi chống ngứa dành cho bà bầu.

- Dùng khăn giấy ướt

Khi bị ngứa, khó chịu âm đạo phụ nữ mang thai có thể sử dụng khăn giấy ướt có chứa chiết xuất từ cây phỉ (witch hazel). Với các thành phần làm dịu và giúp diệt khuẩn một cách nhẹ nhàng, sản phẩm khăn giấy ướt này còn giúp bà bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

- Tắm nước lạnh hoặc chườm lạnh:

Thực hiện tắm nước lạnh hoặc sử dụng một miếng bông, khăn lạnh để lên vùng âm đạo có tác dụng giảm ngứa đáng kể. Lưu ý, không nên sử dụng nước nóng vì các mô có thể bị kích thích và đây còn là nguyên nhân khiến mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng ngứa nhiều hơn.

- Loại bỏ sản phẩm không phù hợp:

Một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở bà bầu chính lả sử dụng các sản phẩm vệ sinh, sữa tắm không phù hợp. Do đó, việc loại bỏ các sản phẩm khi bạn cho rằng sản phẩm đó đang gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tiếp đến, nên lựa chọn các sản phẩm tự nhiên, nhẹ nhàng để sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Gợi ý một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà an toàn, hiệu quả - Ảnh 6.

Khi bị ngứa, có thể thực hiện một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà - Ảnh Internet

4. Phòng ngừa ngứa vùng kín bằng cách nào?

Về bản chất có thể hiểu rằng rất khó để có thể tránh khỏi hoàn toàn hiện tượng ngứa âm đạo khi mang thai. Tuy nhiên, một số biện pháp chủ động còn có thể đem lại hiệu quả hữu ích giúp ngăn ngừa, phòng tránh được tình trạng này.

- Giữ cho độ pH của âm đạo ở mức phù hợp

- Lựa chọn quần lót, trang phục bằng vải thoáng mát, tránh mặc quần áo quá chật.

- Sau khi tắm, sau khi tập thể dục cần lập tức thay quần áo bị ẩm ướt.

- Tránh sử dụng các loại sản phẩm có chứa mùi hương, hóa chất hoặc chất gây kích ứng.

- Nên thực hành vệ sinh tốt, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.

- Tuyệt đối không thụt rửa, việc thụt rửa còn là nguyên nhân làm thay đổi độ cân bằng pH tự nhiên của âm đạo.

- Giảm tình trạng căng thẳng bằng một số bài tập yoga hoặc thiền, hít thở sâu trước khi sinh.

* Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu khiến bạn lo lắng trong thời gian mang thai. Đặc biệt hiện tượng ngứa âm đạo mà điều trị tại nhà không hết triệu chứng, tốt hơn hết nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

Ngoài ra, khi ngứa âm đạo kèm với các triệu chứng khác, cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Ngứa âm đạo là hiện tượng phổ biến xảy ra khi phụ nữ mang thai và thông thường tình trạng này không quá đáng lo ngại. Chủ yếu, tình trạng này xảy ra có liên quan đến các thay đổi nội tiết tố bình thường. Một số cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà ở trên có thể giúp bà bầu giảm đáng kể tình trạng ngứa âm đạo này.

Nguồn tham khảo:

1. I’m Pregnant: Why Do I Have Vaginal Itching?

2. The Causes and Treatment of Vaginal Itching During Pregnancy

3. Why Does Your Vagina Itch in Pregnancy? How to Cope?


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm