pnvnonline@phunuvietnam.vn
Gợi ý "tip" ăn bánh Trung thu mà không sợ tăng cân
Là một món ngọt truyền thống nhất định phải có trong dịp lễ trung thu, bánh dẻo, bánh nướng được nhiều ưa thích. Nhưng nhiều người không dám ăn bánh trung thu do sợ béo. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn vừa có thể thưởng thức bánh trung thu mà lại không sợ tăng cân.
1. Bánh Trung thu có bao nhiêu calo?
Bánh trung thu truyền thống được làm từ bột tinh chế, đường, bơ, dầu thực vật và nhân đậu được tẩm nhiều đường, có hoặc không có lòng đỏ trứng.
Một chiếc bánh trung thu đậu đỏ mini (60g) thường chứa tới 270 calo, gần tương đương với một bát cơm trắng. Tuy nhiên, vì lòng đỏ trứng có nhiều chất béo nên một chiếc bánh trung thu chỉ có một lòng đỏ có thể chứa tới 420 calo và bánh trung thu sầu riêng lên đến 800 calo (gần như tương đương với 2,5 bát cơm).
Lượng calo trung bình được khuyến nghị hàng ngày là 2500 đối với nam và 2000 đối với nữ, vì vậy ăn toàn bộ một chiếc bánh trung thu có thể chiếm gần một nửa lượng calo hàng ngày của bạn.
Một số loại bánh trung thu phổ biến có hàm lượng calo khá lớn và cụ thể như:
- Một chiếc bánh trung thu nhân hoa sen có thể trông đơn giản và không cầu kỳ, nhưng món ăn này lại chứa tới 716 calo/bánh.
- Bánh trung thu nhân hạt sen với một lòng đỏ trứng muối chứa khoảng 790 calo. Nếu có hai lòng đỏ trứng muối, lượng calo tăng lên khoảng 860 calo.
- Bánh nhân đậu đỏ khá phổ biến, có chứa ít nhất 820 calo mỗi chiếc bánh.
- Bánh trung thu trứng muối chứa khoảng 113 calo cho một khẩu phần 25 gram.
- Bánh nhân đậu xanh tưởng chừng là loại bánh healthy, tuy nhiên bánh chứa đến 378 calo trên 100gr khẩu phần
Nhìn chung, các loại bánh trung thu có lượng calo khá lớn. Vì vậy, ăn nhiều bánh trung thu sẽ dễ gây tăng cân.
2. 6 giải pháp giúp bạn ăn bánh trung thu mà không lo tăng cân
2.1. Ăn vừa phải
Do bánh trung thu có lượng calo lớn, nên mọi người nên ăn với mức độ vừa phải, nhất là đối với những người đang giảm cân.
Hơn nữa, ăn chậm, nhai kỹ cũng sẽ giúp giảm tích tụ đường trong máu, năng lượng dễ tiêu hao nên hạn chế tình trạng tăng cân.
2.2. Uống trà
Trà xanh và trà bạc hà có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường và giảm vị béo ngọt, rất phù hợp với bánh trung thu. Nhiệt độ nước cho trà xanh phải dưới 70 ℃, nếu không nhiệt độ sẽ làm hỏng Vitamin C và axit catechin trong lá trà.
Tuy nhiên, trà xanh và bạc hà đều có tính lạnh, do đó những người yếu dạ dày không nên uống quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.3. Ăn theo thời điểm
Một cách giúp bạn ăn bánh trung thu không sợ béo là lựa chọn theo thời điểm, cụ thể:
- Không nên ăn vào lúc đói vì lúc này dạ dày sẽ hấp thu nhiều hơn, bạn có cảm giác thèm ăn hơn. Vì vậy, bạn nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút, sẽ tránh việc bạn ăn quá nhiều, dễ gây tăng cân.
- Không nên ăn vào buổi tối: Ăn vào buổi tối sẽ gây tăng cân, đặc biệt là đồ ngọt. Khi này cơ thể ít vận động, nạp quá nhiều đường, chất béo sẽ gây tích tụ mỡ, năng lượng dư thừa.
- Không nên ăn sau khi lao động mệt mỏi: Khi cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, bạn nạp đường sẽ dẫn tới cơ thể mất đi một lượng vitamin B - vitamin có tác dụng chuyển hoá đường thành năng lượng.
2.4. Kết hợp ăn với trái cây
Để không ăn quá nhiều bánh trung thu, các bạn có thể ăn với trái cây, bưởi là loại trái cây phù hợp. Trái cây cũng được biết là làm giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, vì vậy ăn càng nhiều trái cây càng có lợi cho sức khỏe.
2.5. Chọn loại bánh trung thu cho người ăn kiêng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bánh trung thu với hàm lượng calo ít, phù hợp với những người sợ béo nhưng vẫn thích ăn bánh trung thu.
Các bạn nên lựa chọn các loại bánh làm từ bột mì nguyên cám, granola, mật ong, đường ăn kiêng, hạt chia…
2.6. Kết hợp tập thể dục
Ngoài việc ăn uống đúng cách, vận động sẽ giúp bạn ăn bánh trung thu một cách thoải mái hơn mà không lo tăng cân. Có rất nhiều bài tập giúp bạn đốt cháy calo như chạy bộ, gập bụng, chống đẩy, nhảy dây… Tùy vào điều kiện sức khoẻ và thiết bị, các bạn có thể lựa chọn những bài tập phù hợp với bản thân.
3. Ăn bánh trung thu có tốt không?
Bánh trung có nhiều loại, nhưng nhìn chung ăn bánh trung thu nhiều cũng sẽ không tốt cho sức khoẻ vì:
- Chứa nhiều đường và chất béo xấu
Ngoài lượng calo, lượng đường và chất béo trong một chiếc bánh trung thu còn cao hơn nhiều so với lượng có trong gạo. Lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày không được quá 10 muỗng cà phê, và hàm lượng của một chiếc bánh trung thu nhân sen tiêu chuẩn có thể chứa khoảng 16 muỗng cà phê đường và 11 muỗng cà phê chất béo (tùy thuộc vào công thức của bánh trung thu)
Thành phần chất béo trong bánh trung thu chủ yếu là từ dầu thực vật tinh luyện, là chất béo xấu có thể gây đông máu và làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể bạn. Một số người yêu thích bánh trung thu sẽ ăn nhiều bánh trong một ngày. Điều này có thể gây bất lợi cho những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu và bệnh mạch vành và sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch cũng như gây ra các bệnh như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Chứa hương liệu và màu nhân tạo
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh trung thu với màu sắc bắt mắt, có thêm các hương vị mới như phô mai nam việt quất, dâu, sô cô la, cà phê, vị xoài và các vị khác.
Thường những loại bánh này được làm bằng chất tạo màu và hương liệu nhân tạo ngoài hàm lượng đường và chất béo. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Có thể nói, bánh trung thu không thể thiếu trong sự quây quần của gia đình mỗi dịp Tết Trung Thu. Tuy nhiên, các bạn nên ăn đúng cách, vừa đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như gây tăng cân.
Nguồn tham khảo:
- Ever googled 'how many calories are in a mooncake'? We got you covered.
- The Mooncake Dilemma – Our Health & Wellness Expert Weighs In On This