Đất nước này ước tính có 4,5 triệu người thất nghiệp hoặc không có việc làm và chưa lập gia đình từ 35 đến 54 tuổi, trong đó hơn nửa là phụ nữ - những người vẫn còn sống ở nhà vào năm 2016. Họ đang bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. 20% trong số đó vẫn sống dựa vào cha mẹ, có thể cần đến các mạng lưới an sinh xã hội. Họ đã được các nhà nghiên cứu gọi là "những người sống ký sinh".
Trong khi Thủ tướng Shinzo Abe đang phải đối mặt với lực lượng lao động đang bị thu hẹp thì một thế hệ người từng được coi là "không quan tâm", hiện nay đang lo lắng về việc họ sẽ thế nào khi cha mẹ họ qua đời. Nhiều người có thể sẽ tiếp tục hưởng các khoản trợ cấp của bang, gây áp lực hơn nữa đối với một hệ thống phúc lợi xã hội đã bị ách tắc vì sức mạnh của dân số già của đất nước.
Cô ấy không có khoản tiền hưu trí và cũng đã sử dụng hết tiền tiết kiệm của mình. "Cha tôi qua đời vào năm ngoái, vì vậy thu nhập hưu trí giảm đi một nửa. Nếu mọi thứ tiếp tục như thế này, cả mẹ và tôi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn", cô nói.
Bởi vì họ không có lương hưu hay tiền tiết kiệm, nên họ sẽ là gánh nặng cho một hệ thống phúc lợi xã hội đang gặp khó khăn vì lực lượng lao động đang bị thu hẹp. Nhà xã hội học Yamada nói: "Một khi họ sử dụng tài sản thừa kế và tiền tiết kiệm, khi không có gì còn lại, họ sẽ tiếp tục dùng thuốc ngủ”.
Họ sống nhờ, không chỉ là lối sống đa dạng mà còn do sự suy giảm về mức lương và công việc không ổn định. Nhân viên bán thời gian, nhân viên tạm thời hoặc nhân viên hợp đồng hiện chiếm gần 40% lực lượng lao động. So với năm 1980, hình thức công việc này chỉ khoảng 20%.
Và thực tế, nhiều phụ nữ độc thân sống nhờ cũng khẳng định, họ không chọn lối sống hiện tại. Thay vào đó, họ cho rằng nền kinh tế với “lực lượng lao động thu hẹp” phải có trách nhiệm với họ, bởi họ luôn phải đối mặt với tình trạng lương thấp, công việc không ổn định.Theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội, dân số Nhật Bản sẽ giảm từ 127 triệu xuống còn 88 triệu vào năm 2065 và dự kiến, sẽ giảm xuống chỉ còn 51 triệu vào năm 2115 nếu các xu hướng hiện nay tiếp tục. Đến năm 2065, gần 40% dân số Nhật sẽ là người cao tuổi, trong đó hơn nửa là phụ nữ. Các nhà kinh tế mô tả tình hình như là một "quả bom thời kỳ nhân khẩu học". |