Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Tổng công ty Điện lực miền Bắc vừa nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc có người tự nhận là nhân viên của Tổng công ty Điện lực gọi đến khách hàng với mục đích làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện hoặc có hành vi lừa đảo.
Thủ đoạn lừa đảo này nhắm vào tâm lý của các bậc phụ huynh khi hay tin con mình gặp tai nạn.
Công an thành phố Thủ Đức (TPHCM) vừa gửi thông tin đề nghị các trường đại học trên địa bàn cảnh báo tới sinh viên về hành vi lừa đảo bằng cách mạo danh nhà trường đề nghị đóng tiền học phí qua tài khoản cá nhân.
Cao Thị Huyền Trang chào bán tủ lạnh, tivi, sofa và nhiều mặt hàng cũ khác với giá rẻ hơn giá thị trường. Nhiều người ham rẻ đã mắc bẫy cô gái 21 tuổi này.
Sử dụng mạng xã hội, Chung đã lôi kéo, rủ rê bạn bè đi lao động tại Campuchia với mức lương cao. Bằng thủ đoạn này, Chung đã lừa bán 4 người vào sòng bài...
Nguyễn Minh Đức đã lập tài khoản Facebook ảo, sau đó yêu cầu chị P.T.T.V. và P.T.N. chuyển cho hắn gần 600 triệu đồng để lấy hàng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, đối tượng đã "biến mất".
Theo các chuyên gia, chừng nào vẫn còn tình trạng SIM rác (SIM không chính chủ) thì cuộc gọi rác, tin nhắn rác vẫn hoành hành và chúng ta khó lòng phát hiện, xử lý các hành vi lừa đảo, quấy rối, hù dọa qua điện thoại như hiện nay.
Phạm Văn Phương đã lấy tên giả là Trần Việt Dũng để làm quen vớ chị H. rồi dùng thủ đoạn để nhờ H. mượn hộ xe SH. Sau khi có được xe, đối tượng mang đi bán với giá 22 triệu đồng.
Bà Nguyễn Phương Hằng tự nguyện cho “thần y” Võ Hoàng Yên số tiền hơn 183 tỉ đồng để ông Yên trả nợ và xây dựng, sửa chữa chùa, làm từ thiện. Công an TPHCM xác định việc bà Hằng tố cáo ông Yên không có dấu hiệu tội phạm.
Lê Thị Hà sử dụng tài khoản Facebook "Bảo Trang" và zalo cá nhân đăng ảnh đại diện là phụ nữ trẻ, đẹp. Hà kết bạn với anh T. và ngỏ lời yêu đương rồi vay tiền. Tin tưởng "người yêu", anh T. đã chuyển cho Hà vay 700 triệu đồng.