pnvnonline@phunuvietnam.vn
Học sinh dân tộc thiểu số sáng tác bộ truyện tranh song ngữ Tiếng Việt - Ê Đê
Dự án "Bảo tồn quảng bá bản sắc dân tộc Ê Đê thông qua bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt - tiếng Ê Đê" đã đạt giải Nhì cấp tỉnh trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức.
Bộ truyện thể hiện nội dung tập trung vào những phong tục, tập quán, truyền thống yêu nước, anh hùng, văn hóa, con người, ẩm thực, một số tác phẩm sử thi, trường ca… của người Ê Đê một cách chân thực, gần gũi. Thông qua bộ truyện, nhóm học sinh muốn truyền thông điệp bảo tồn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc đến các thế hệ học sinh DTTS.
Nhóm tác giả bộ truyện này gồm 15 em học sinh. Sau hơn 6 tháng miệt mài dày công nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của thầy cô giáo trong trường, bộ truyện "Bảo tồn quảng bá bản sắc dân tộc Ê Đê" đã hoàn thành.
Bộ truyện gồm 6 tập: Cuộc sống của người dân Tây Nguyên với 5 truyện nhỏ; Mùa xuân ơi tới đi (phỏng theo truyện ngắn "Mùa xuân ơi tới đi" của nhà văn Linh Nga Niê Kđăm); Bác Hồ với Tây Nguyên (phỏng theo hồi kí "Trích hồi kí Khát vọng Tây Nguyên" của ông Y Ngông Niê Kđăm); Đi bắt nữ thần mặt trời (dựa theo sử thi Êđê: Bài ca chàng Đam Săn); Những anh hùng dân tộc người Ê Đê; Một số phong tục, tập quán của người Ê Đê.
Em H'Rên Niê Kđăm chia sẻ: "Tham gia thực hiện bộ truyện song ngữ, chúng em muốn nhắn nhủ đến các bạn học sinh ý thức bảo tồn và quảng bá văn hóa dân tộc Ê Đê nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. Em và các bạn mong muốn phát triển dự án này về buôn làng nơi mình sinh sống và tiếp tục sáng tác về các dân tộc thiểu số khác".
Cô Phan Thị Minh Lệ, giáo viên hướng dẫn chính cho nhóm chia sẻ, việc sáng tác bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt - tiếng Ê Đê giúp phát huy được những năng lực, phẩm chất sẵn có của học sinh. Bộ truyện tranh còn là sản phẩm kết quả dạy - học Stem. Học sinh đã vận dụng kiến thức nhiều môn học như: Ngữ văn, Mỹ thuật, Tin học, ngôn ngữ tiếng Ê Đê…
Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Cư M'gar chủ yếu học sinh dân tộc thiểu số. Ngoài thực hiện nhiệm vụ như các trường THCS khác, giáo dục đặc thù, đi sâu vào bảo tồn phát huy văn hoá dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm của trường.
Cô Vương Thị Hương, Phó hiệu Trưởng Nhà trường cho biết, hiện bộ truyện tranh được Nhà trường đưa lên hệ thống số. Mỗi cuốn truyện sẽ có một mã QR, quét mã có chức năng nghe, đọc.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.