Hội LHPN Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới với tiêu chí không đói nghèo

04/12/2017 - 16:19
Tiêu chí "Không đói nghèo" đã được các cấp Hội tại tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện bằng nhiều hình thức, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thực hiện kế hoạch số 68/KH-MTTQ-BTT ngày 29/8/2016 của Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai và tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Chương trình phối hợp số 20/CTrPH- MTTQ-TCCTXH ngày 12/04/2017 của Ủy Ban MTTQ với các hội đoàn thể Chính trị- Xã hội, Hội LHPN tỉnh đã triển khai tích cực và hoàn thành tốt nhiều tiêu chí cuộc vận động đề ra, trong đó có tiêu chí “Không đói nghèo”.
 
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện tiêu chí "Không đói nghèo", phát triển kinh tế được các cấp Hội phụ nữ của tỉnh thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức khảo sát, nắm vững hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (theo tiêu chí mới), mỗi xã giúp đỡ ít nhất 02 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo.
 
Kế hoạch giúp các hộ nghèo như phân công cán bộ Hội chuyên trách, Ban chấp hành Hội LHPN cấp xã và chi, tổ phụ nữ được triển khai bằng các biện pháp cụ thể theo phương thức 3 biết 2 hỗ trợ. Phương thức “3 biết” bao gồm: biết mặt hội viên nghèo, biết hoàn cảnh hội viên, biết nhu cầu khả năng của hội viên từ đó tiến hành “2 hỗ trợ” là hỗ trợ vốn, hỗ trợ kiến thức giúp hội viên sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.
vinh-phuc-1.jpgHoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế được các cấp hội chú trọng

Bên cạnh đó Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc cũng chỉ đạo và ra mắt mô hình “4 cùng” tại huyện Sông Lô. Tại Lễ ra mắt, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức giải ngân 25 triệu đồng từ nguồn vốn “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, Hội LHPN huyện hỗ trợ 01 cặp lợn giống, Ban chấp hành Hội phụ nữ xã hỗ trợ 7,5 triệu đồng.  Hiện nay, các cấp Hội đang quản lý trên 900 tỷ đồng. Riêng hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH, toàn tỉnh có 831.445 tỷ đồng cho  30.811 phụ nữ nghèo, học sinh sinh viên vay vốn sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
 
Các hoạt động vận động tiết kiệm trong hội viên, phụ nữ tại Chi hội tiếp tục được duy trì. Các cấp Hội đã vận động hội viên tham gia được tổng số tiền trên 139 tỷ đồng với  3.379 nhóm tiết kiệm-tín dụng các loại, riêng tiết kiệm tại chi hội là trên 34 tỷ có 94.730 thành viên với 1.598 tổ tham gia với mức đóng là 10.000 đ/hội viên/ tháng thành viên tham gia giúp cho 18.150 hội viên vay vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Trong năm đã có 320 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được các cấp Hội giúp đỡ, trong đó có 295 chị thoát nghèo góp phần thực hiện có hiệu quả tiêu chí 10, 11, 12 của chương trình Mặt trận Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
vinh-phuc-3.jpg
Các mô hình phát triển kinh tế được duy trì và phát triển

Các mô hình sản xuất, chăn nuôi sạch tiếp tục được các cấp hội duy trì và phát triển như: mô hình “Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn”, mô hình“Trồng rau Su Su sạch”, hợp tác xã “Chăn nuôi gà Bình Minh”; HTX “Dịch vụ nông nghiệp kinh doanh hàng nông sản” tại xã An Hòa, huyện Tam Dương;  mô hình “Tổ hợp tác xã trồng bưởi” thôn Hậu Lộc, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường; Tổ liên kết “Sản xuất bánh gạo rang Tiên Lữ” tại xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch; mô hình “tổ phụ nữ hợp tác liên kết sản xuất chăn ga gối đệm”ở xã Yên Đồng, Yên Lạc; mô hình“tổ liên kết chăn nuôi gà” tại Hợp Hòa, Tam Dương, mô hình  tổ liên kết làm bánh gai“ tại  xã Tứ Yên, Sông Lô, hợp tác xã Cây trồng xanh tại xã Đôn Nhân, Sông Lô...
 
Bằng nhiều nỗ lực, các cấp hội phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện tiêu chí “Không đói nghèo” tại địa phương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm