Hơn 4,1 triệu USD dành phòng ngừa, ứng phó bạo lực giới

15/12/2017 - 11:04
Trong giai đoạn từ 2017 – 2021, tổng ngân sách khoảng 4,1 triệu USD được dành hỗ trợ việc cung cấp bằng chứng để vận động xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi Luật và các chính sách, chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới.

 

du-an-vnm9p02.jpg
Hội thảo khởi động dự án của Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ dân số LHQ tại Việt Nam (UNFPA) 

 

Sáng nay 15/12, Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ dân số LHQ tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Hỗ trợ và triển khai các chương trình, chính sách phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới, bạc lực gia đình và giải quyết vấn đề liên quan đến mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con người”.

Qua đó, UNFPA hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai pháp luật, chính sách, chương trình và dịch vụ liên quan đến phòng ngừa và ứng phó bạo lực giới, bạc lực gia đình và giải quyết vấn đề liên quan đến mại dâm.

Trong 5 năm, có tổng ngân sách 4,1 triệu USD từ 2017 – 2021, trong đó 3,7 triệu USD do UNFPA tài trợ. Dự án tập trung vào hỗ trợ việc cung cấp bằng chứng để vận động xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới. Đồng thời dự án tập trung nâng cao năng lực điều phối và trách nhiệm giải trình của các cơ quan về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới, bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, hướng đến vận động thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng, đặc biệt là nam giới về phòng chống bạo lực giới.

Theo điều tra Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ của Tổng cục Thống kê năm 2010, có 58% phụ nữ đã từng kết hôn trong độ tuổi từ 18 – 60 phải chịu ít nhất 1 lần bạo lực trong đời. Đặc biệt, có 87% phụ nữ không tìm kiếm sự hỗ trợ từ dịch vụ công.

phong-chong-bao-luc-gioi.jpg
Truyền thông phòng, chống bạo lực giới

 

Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho rằng hiện nay còn nhiều khó khăn, thách thức và đòi hỏi cần những giải pháp, cách thức triển khai hiệu quả hơn để giải quyết những tồn tại như khoảng cách giữa Luật và thực tiễn; phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nạn nhân chủ yếu của tình trạng bạo lực; các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân chưa được chuẩn hóa; số liệu về bạo lực trên cơ sở giới không được cập nhật kịp thời; vấn đề mại dâm còn diễn biến phức tạp. Với sự hỗ trợ của UNFA, chương trình, trình hoạt động góp phần rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giới và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm