Khai giảng Khóa đào tạo nhà chuyên môn Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ

Nam Anh
25/07/2020 - 20:00
Khai giảng Khóa đào tạo nhà chuyên môn Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ
Sáng ngày 25/7, lễ khai giảng khoá đào tạo nhà chuyên môn can thiệp lĩnh vực Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ (khoá 8) đã được tổ chức tại phòng khám Đa khoa thuộc trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.

Đến dự lễ khai giảng có sự hiện diện của PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng, Trưởng phòng khám Đa khoa, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; ThS.BS Trần Thị Hoa Vi, Trưởng đơn vị đào tạo, Phòng khám Đa khoa; ThS Hoàng Văn Quyên, giảng viên, điều phối chương trình đào tạo và các thầy cô giảng viên lý thuyết và thực hành của khoá học.

Khai giảng Khóa đào tạo nhà chuyên môn Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng, Trưởng phòng khám Đa khoa, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phát biểu tại lễ khai mạc

Theo thông tin từ BTC, có 40 học viên đủ điều kiện tham gia khoá học bao gồm các bác sỹ, điều dưỡng, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tâm lý, công tác xã hội, giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt trên cả nước. Khoá học kéo dài từ ngày 25/7 đến ngày 25/9/2020 vào các ngày cuối tuần, gồm 2 học kỳ quan trọng lý thuyết và thực hành lâm sàng.

Học kỳ lý thuyết sẽ có 100 tiết và học viên sẽ học trong 10 ngày với các chuyên đề tiếp cận chẩn đoán, lượng giá chức năng, xây dựng kế hoạch can thiệp theo mục tiêu can thiệp thông minh, can thiệp trực tiếp trên trẻ ở các lĩnh vực khó khăn mà trẻ tự kỷ mắc phải. Đó là các khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, chơi đùa, hành vi, hệ thống sử dụng tranh ảnh AAC, giác quan, ăn nuốt và huấn luyện phụ huynh can thiệp ở nhà.

Khai giảng Khóa đào tạo nhà chuyên môn Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ - Ảnh 2.

Toàn thể 40 học viên và các giảng viên khóa 8

Học kỳ thực hành lâm sàng được tổ chức tại Đơn vị can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ của Phòng Khám Đa khoa tổng cộng 6 ngày (60 tiết). Học kỳ thực hành sẽ do hai giảng viên lâm sàng Âm ngữ trị liệu đến từ Bệnh viện Nhi đồng 1 & Bệnh viện Nhi đồng 2, phụ trách trực tiếp giảng dạy trên hệ thống khung ICF – Khiếm khuyết, chức năng của trẻ tự kỷ ảnh hưởng lên hoạt động cá nhân, sự tham gia của trẻ tự kỷ với xã hội ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân. Các thầy cô cũng là giảng viên lâm sàng Âm ngữ trị liệu của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm