Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số

N.Minh
25/09/2024 - 11:24
Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số

Phần thi của trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên về định kiến Con gái không cần học nhiều, con trai mới có vị trí quan trọng trong gia đình.

Sáng nay (25/9), tại thành phố Thái Nguyên, diễn ra Giao lưu Trình diễn sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên dân tộc thiểu số DTTS của sinh viên 7 trường ĐH, Học viện, với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" năm 2024.

Chương trình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên tổ chức.

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

BTC tặng cờ lưu niệm cho các đội dự thi

Tham dự chương trình Giao lưu trình diễn sáng kiến truyền thông, gồm 07 đội sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu của 07 trường Đại học, Học viện khu vực miền núi phía Bắc, gồm: ĐH Khoa học - Đại học Thái Nguyên, ĐH Tây Bắc, ĐH Tân Trào, Học viện Hành chính Quốc gia, ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Học viện Dân tộc, Học viện Phụ nữ Việt Nam, cùng với sự có mặt tham dự, cổ vũ của hơn 1.000 sinh viên đến từ Trường Đại học khoa học - Đại Học Thái Nguyên.

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 2.

Bà Lò Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, TW Hội LHPN Việt Nam, phát biểu khai mạc chương trình Giao lưu

Phát biểu khai mạc chương trình Giao lưu trình diễn sáng kiến truyền thông, bà Lò Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, TW Hội LHPN Việt Nam, cho biết: Tại cuộc Giao lưu này, Ban tổ chức mong muốn tìm kiếm, lan tỏa những sáng kiến, cách làm hay trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên, sinh viên DTTS về bình đẳng giới, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, gìn giữ và phát huy những tập tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Đồng thời, tạo ra Diễn đàn để các em sinh viên, thanh niên cùng chia sẻ, trình diễn cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của thanh niên, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 3.

Phần trình diễn Sáng kiến truyền thông của sinh viên ĐH Khoa học- ĐH Thái Nguyên với tập tục sinh con tại nhà

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 4.

Phần dự thi của sinh viên ĐH Tân Trào về hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Các đội thi đã mang đến những phần trình diễn ấn tượng, thông điệp ý nghĩa, có tính ứng dụng cao và gắn với đặc thù văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc. "Nhiều sáng kiến, sản phẩm truyền thông sẽ được chia sẻ, nhân rộng để nâng cao nhận thức cho thanh niên, sinh viên các trường Đại học và tại địa phương nơi các em sinh sống. Các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực, tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ dần các tập tục có hại trong đời sống và tiếp tục có những sáng kiến phù hợp góp phần cùng với gia đình, nhà trường và cộng đồng xây dựng môi trường sống bình đẳng và phát triển", bà Lò Thị Thu Thuỷ cho biết.

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 5.

Phần trình diễn của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam: Con gái không muốn sống theo lối mòn, không muốn sống theo sự sắp đặt theo lối suy nghĩ cũ kỹ của bố mẹ. Con gái muốn được vượt lên chính mình, thực hiện được ước mơ của mình.

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 6.

Phần trình diễn của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia: Con gái đỗ đại học nhưng bố mẹ ngăn cản không cho đi học vì quan niệm con gái học nhiều cũng không để làm gì

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 7.

Phần dự thi của sinh viên Học viện Dân tộc: Khát vọng về sự bình đẳng, về quyền được đi học của con gái giống như con trai

Nội dung của các sáng kiến truyền thông chú trọng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên dân tộc thiểu số, tuyên truyền xóa bỏ các tập tục văn hóa lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số (như: tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, sinh con tại nhà, bạo lực giới, cúng lễ khi ốm đau...), góp phần thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em, thanh niên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khát vọng về xã hội bình đẳng qua những Sáng kiến truyền thông của sinh viên dân tộc thiểu số- Ảnh 8.

Bà Lò Thị Thu Thuỷ (giữa) trao Giải Nhất cho sinh viên ĐH Sư Phạm- ĐH Thái Nguyên

BTC trao 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng, 2 giải Nhì trị giá 7 triệu đồng/giải, 2 giải 3 trị giá 5 triệu đồng/giải, 2 giải Khuyến Khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết quả: Giải Nhất: ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên; Giải Nhì: ĐH Tân Trào, ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên; Giải Ba: Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia; Giải Khuyến Khích: ĐH Tây Bắc, Học viện Dân tộc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm