Không tùy tiện khi sử dụng giấm

26/07/2016 - 10:12
Giấm là một trong những loại gia vị thường dùng trong nấu nướng, thưởng thức món ăn. Tuy nhiên, không phải người nội trợ nào cũng để ý rằng, giấm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại sẽ phù hợp với việc chế biến từng món ăn riêng.
Dựa vào cách lên men của các nguyên liệu làm giấm, người ta chia giấm theo tên gọi. Thường dùng nhất hiện nay là giấm trắng, loại giấm được làm từ bã bia hoặc đường mật, có mùi vị, hương thơm khá mạnh và chủ yếu được dùng để ngâm chua các loại thực phẩm.
5588_img_0800.JPG
Bên cạnh giấm trắng, giấm hoa quả được khá nhiều người nội trợ ưa dùng. Giấm hoa quả được lên men từ rượu trắng và một số loại hoa quả như chuối, dứa, mía... nên ngoài việc  mua từ chợ, nhiều người nội trợ còn có thể tự làm loại giấm này. Giấm hoa quả có vị chua thanh dịu, ngọt, thơm mùi hoa quả, rất phù hợp để làm nước chấm và trộn sa lát.

Ngoài hai loại giấm trên, trên thị trường còn có một số loại giấm  như: Giấm mạch nha được làm từ loại bia không mùi. Trong quá trình chế biến giấm, người ta cho thêm đường caramel vào để giúp giấm có màu sẫm hơn. Giấm mạch nha không thích hợp với những món ăn có mùi vị nhẹ vì loại giấm này có mùi khá hăng và vị hơi đắng. Giấm mạch nha  thường được dùng để làm chua các loại rau xanh và trái cây. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến tương ớt; Giấm rượu, được làm từ rượu, có mùi vị nhẹ hơn so với giấm mạch nha. Chất lượng rượu càng cao thì hương vị của giấm càng thơm ngon.
cach-lam-giam-tao.jpg
Giấm rượu thường dùng để chế biến các loại nước sốt; Giấm táo với thành phần chính là rượu táo, được coi là gia vị lý tưởng giúp tạo ra độ chua ngọt cho các món ăn, chế biến nước sốt dành cho món rau trộn. Loại giấm này có mùi thơm nhẹ của táo và có tính acid ít hơn so với giấm rượu; Giấm thơm, được chế biến từ giấm rượu nhưng có cho thêm một số thành phần khác để tạo mùi thơm như tỏi, ớt hoặc tiêu xanh... Loại giấm này thường dùng trong chế nước chấm, hoặc ăn kèm với các món phở.

Không chỉ chọn giấm theo từng món ăn, khi mua giấm ở chợ hoặc các cửa hàng thực phẩm, bạn nên đưa chai giấm ra ngoài ánh nắng để kiểm tra xem giấm có trong, sạch hay bị vón cục không. Nói chung, thời hạn sử dụng của giấm khá lâu, có thể lên đến một năm đối với hầu hết các loại giấm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm