Bao nhiêu năm bán phở, chị không bao giờ bán chiều và tối, lúc nào cũng đúng 2h chiều nghỉ để về nhà với con. Mẹ không dạy được con nhưng rèn con từng tí một, những hành vi, ngôn ngữ. Con tự giác và ngoan nhưng đứa trẻ nào cũng lười học, mải chơi, rất cần bố mẹ sâu sát.
Anh chị lắp camera ngoài cửa, để biết con đi giờ nào, con về giờ nào, đi với ai, ăn mặc thế nào. Chị Hằng có nguyên tắc: Con ra ngoài đường phải mặc thế nào, không bao giờ được đi dép lê đi học, đã đi học là phải sandal hoặc giày, đã đi giày là phải đi tất.
Anh chị lắp camera ngoài cửa, để biết con đi giờ nào, con về giờ nào, đi với ai, ăn mặc thế nào. Chị Hằng có nguyên tắc: Con ra ngoài đường phải mặc thế nào, không bao giờ được đi dép lê đi học, đã đi học là phải sandal hoặc giày, đã đi giày là phải đi tất.
Nhiều bố mẹ hay nói ngày xưa bố mẹ giỏi lắm nhưng chị luôn tâm sự với các con: “Ngày xưa mẹ lười học lắm, mẹ học kém lắm nên giờ phải đi bán phở. Rồi thường hỏi: “Các con có muốn dậy sớm đi bán phở như mẹ không?”. Các con hiểu ngay: “Không, con sợ lắm. Trời đang mưa bố mẹ vẫn phải dậy mặc áo mưa đi bán phở rồi, con sợ lắm, không bán phở đâu”. Chứ bảo bố mẹ học giỏi mà đi bán phở thì chả con nào phấn đấu.
“Việc học thì con quyết định 90%, bố mẹ chỉ 10% thôi, trong đó có hỗ trợ cho con tiền, công đưa đón, còn tất cả ở nghị lực, ý chí vươn lên thuộc về các con”, chị Hằng thường dạy con.
“Việc học thì con quyết định 90%, bố mẹ chỉ 10% thôi, trong đó có hỗ trợ cho con tiền, công đưa đón, còn tất cả ở nghị lực, ý chí vươn lên thuộc về các con”, chị Hằng thường dạy con.
Trong cả câu chuyện của chị Hằng lúc nào cũng có nụ cười và niềm tự hào về các con
Con trai bé ganh tị với anh: “Tại sao con điểm 8 mẹ vẫn chưa hài lòng mà anh con điểm 7 mẹ đã ôm vào lòng rồi”. Chị bảo: “Con so sánh thế không được. Anh con trí tuệ chỉ đến được vậy, mẹ phải động viên anh chứ. Anh đang 3-4 điểm lên được 5-6 điểm, giờ lên 7 điểm thì mẹ phải vui chứ vì anh đã tiến bộ nhiều so với anh. Còn con đang 9-10 điểm mà xuống 7-8 điểm thì là bị tụt rồi. Mà con học trường thường, điểm 10 chỉ bằng các bạn 7-8 điểm ở trường chuyên thôi nên con không được kiêu”.
Chị chia sẻ cách chọn gia sư cho con của mình:
Chị chia sẻ cách chọn gia sư cho con của mình:
Con chậm, chị không dám chọn trung tâm, không dám chọn thầy cô giáo dạy vì các thầy cô nghiêm khắc, đòi hỏi cao. Anh chị chọn gia sư là thủ khoa, một người dạy Toán, một người dạy Văn, còn một chị dạy tiếng Anh không phải là thủ khoa nhưng điểm tiếng Anh thi 9,5. Có hôm anh đến dạy, hỏi em (con trai chị): “Sao em mệt thế? Em không muốn học à?”. Em bảo: “Tại em chưa ăn gì!”. Anh gia sư dắt xe đi mua gói xôi về cho em ăn. Lúc nào em mệt mỏi là gia sư lại bảo: “Chúng mình cùng chơi nhớ”, thế là anh em lại chơi trò gì đó hoặc anh kể một chuyện gì đấy, hai anh em cười váng nhà lên, hết căng thẳng lại học tiếp.
Trong quá trình nuôi con, chị hiểu tính con, gây áp lực và áp đặt cho con thì con phát rồ lên ngay. Muốn con lên người, muốn con tiến bộ thì bắt buộc phải lựa con. Lắm khi bố đưa con đi học trong vô vọng vì không bao giờ con đạt được chỉ tiêu như một đứa trẻ bình thường.
Tiết kiệm gì thì tiết kiệm chứ tiền thuốc, tiền ăn, tiền học cho con không bao giờ anh chị Hằng tiếc
Mỗi lần phát hiện ra một điểm yếu của con, anh chị không buồn, không sốc, cũng không thất vọng. Anh chị tự động viên mình, bao nhiêu người miền Trung con bị chất độc da cam, bao nhiêu người con tự kỷ nặng hơn, có người không có con, mong có con không được, tại sao mình chê con mình, chối bỏ con mình. Vấn đề của con như 1 cái nút, mình gỡ ra dần dần thì sẽ cởi được, nếu cuống lên cắt phăng đi thì hỏng cả một đoạn dây. Con người ta nút dễ mở, con mình nút khó mở phải kiên nhẫn, phải từ từ, phải dần dần, phải nhẹ nhàng.
Giờ con đã là sinh viên đại học nhưng vẫn chưa nhanh như người khác. Nhưng không vì thế mà anh chị buồn. Con tiến bộ so với con là mừng. Trong bụng có thể không hài lòng với con nhưng không bao giờ nói với con mình điều đó, lúc nào anh chị cũng động viên con cố gắng lên để con không mặc cảm thua kém.
"Con đẹp giai, con trắng trẻo, con phải tự tin, con cố gắng lên. Không có gì là không thể. Về sau mẹ hy vọng vào hai con, nhất là con là con trưởng, con phải là gương cho em”, chị Hằng thường động viên con trai cả.
"Con đẹp giai, con trắng trẻo, con phải tự tin, con cố gắng lên. Không có gì là không thể. Về sau mẹ hy vọng vào hai con, nhất là con là con trưởng, con phải là gương cho em”, chị Hằng thường động viên con trai cả.
Chị Hằng chưa bao giờ cáu với các con, chưa bao giờ biết mệt. Nuôi dạy con là cả một hành trình, làm sao mà mệt được. Chị Hằng cũng chưa bao giờ so bì con với con người ta, vì bản thân mình cũng đã khá, đã giỏi bằng người ta mà bắt con mình phải bằng thế này, bằng thế nọ.
|