Kỳ thi 2 trong 1 có quá nhiều lỗ hổng

26/10/2018 - 19:00
Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội chiều 26/10, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, đoàn ĐBQH Nghệ An, cho biết: Cử tri thất vọng với đổi mới thi cử. Kỳ thi 2 trong 1 khó thành công và có quá nhiều lỗ hổng

Đại biểu Cầu dẫn phân tích: Năm 2017 đề thi quá dễ đã tạo cơn mưa điểm 10, gấp 40 lần so với năm 2016 và bi kịch là có những em 30 điểm vẫn trượt đại học nguyện vọng 1. Năm 2018 lại quá khó và phát hiện ra chuyện động trời là gian lận trong thi cử. “Đây là những điểm đen không nên có”, đại biểu Hữu Cầu nói. 

Còn đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, đoàn ĐBQH An Giang, nêu báo cáo thẩm tra của Quốc hội đánh giá quy trình chung thi trung học phổ thông năm 2018 được xây dựng chặt chẽ, quy chế thi được ban hành đầy đủ nhưng còn sơ hở trong bảo mật. “Vậy ai chịu trách nhiệm cho sơ hở này? Hay lại là lỗi khách quan, lỗi do quy trình?

Đại biểu Hiếu khẳng định: Các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh được chúng ta nhắc lại nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, chưa giải quyết những thiếu sót hạn chế đã và đang tồn tại trong hệ thống giáo dục.

 

nguyenlanhieu_xaie.jpg
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, đoàn ĐBQH An Giang

Giải đáp các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại hội trường chiều nay 26/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận: Kỳ thi nào cũng có vi phạm trung thực, có vấn đề. Vấn đề là khắc phục tối đa, làm rõ và nghiêm minh.

Với vụ việc tiêu cực thi cử vừa qua ở một số tỉnh, đến nay đã xử lý 11 trưởng hợp vi phạm, xử theo quy chế thi là 151 thí sinh và còn tiếp tục điều tra xử lý theo tinh thần “sai đến đâu xử đến đó”.

Bên cạnh đó, Bộ này đã rà soát lại ngay quy trình thi và chấm thi. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ thừa nhận “câu hỏi chuẩn hóa và ra bài thi cần phải tốt hơn”. Phần công nghệ mã hóa đề thi thì chưa lường hết được những sơ hở dẫn đến bị khai thác…

Trong năm tới, theo ông Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi tốt nghiệp vẫn tiếp tục được tổ chức và sẽ có những khắc phục cần thiết, có nội dung bám sát với trình độ phổ thông; trong đó có phân hóa mức độ. Trên cơ sở kết quả thi, các trường đại học, cao đẳng sử dụng để xét tuyển đầu vào.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm