Lần đầu làm mẹ: Nói không với trầm cảm thai kỳ

PV
19/01/2022 - 19:30
Rối loạn trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đây là rối loạn thường gặp thời kỳ mang thai nhất là trong thời đại 4.0. Chính vì vậy, sự quan tâm và chăm sóc của người thân là vô cùng quan trọng.

Sơ lược về trầm cảm trong thai kỳ

Trong cuộc sống hiện đại, trầm cảm không còn là khái niệm quá xa lạ. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa thật sự nhận thức và đánh giá đúng tác hại của trầm cảm đối với người bệnh. Trầm cảm thai kỳ cũng vậy. Nếu không có sự quan tâm, chăm sóc kịp thời và đúng đắn, tác hại đối với cả mẹ bầu và thai nhi khó có thể lường trước được.

Lần đầu làm mẹ: Nói không với trầm cảm thai kỳ  - Ảnh 1.

Trầm cảm trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi

Theo PGS.TS. Võ Văn Bản, Bs trị liệu tâm lý, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH), có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết mẹ bầu có đang ở trạng thái trầm cảm hay không, cụ thể như: thường lo lắng quá mức về sức khỏe thai nhi và bản thân, khả năng tập trung suy giảm , dễ thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ cáu gắt, thiếu quyết đoán, rối loạn giấc ngủ, luôn cảm thấy buồn chán, không muốn gần gũi với người xung quanh, kể cả chồng, thường có những suy nghĩ tiêu cực, như nghĩ đến việc bỏ thai, nguy hiểm nhất là có ý nghĩ tự sát……

Lý giải cho những biểu hiện của bệnh trầm cảm trong thai kỳ kể trên, rất khó để xác định đâu là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm thai kỳ, tuy nhiên, có thể xem xét một số nguyên nhân như: biến đổi hormon, do chưa chuẩn bị tâm lý làm mẹ, do biến cố thai kỳ từng gặp phải trước đó, cũng có thể do yếu tố di truyền, hoặc do mâu thuẫn, khó khăn trong các mối quan hệ gia đình…

Lần đầu làm mẹ: Nói không với trầm cảm thai kỳ  - Ảnh 2.

Khi mang thai, lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ thường tăng lên gây ra những rối loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý, thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm thai kỳ

Cũng theo bác sĩ Võ Văn Bản nếu mẹ mắc trầm cảm trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm thần của thai nhi như nguy cơ sẩy thai, sinh non; Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất; Trẻ sinh nhẹ cân (< 2500 gram), khả năng thích ứng môi trường kém; Sức đề kháng suy giảm, vì vậy nguy cơ cao mắc một số bệnh nhiễm trùng cao hơn,..

Phòng tránh trầm cảm trong thai kỳ và những điều mẹ bầu cần chú ý

Vốn dĩ phụ nữ vô cùng nhạy cảm, vào giai đoạn mang thai, do thay đổi các hormon trong cơ thể nên mẹ bầu lại càng trở nên nhạy cảm hơn. Vậy nên, họ cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của những người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng – người có ảnh hưởng đến tâm lý của vợ bầu nhiều nhất.

Ngoài ra, theo bác sĩ Võ Văn Bản để phòng tránh trầm cảm trong thai kỳ, mẹ bầu nên được khuyến khích chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc nhiều hơn. Khi có những lo lắng trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên trò chuyện, hỏi ý kiến tư vấn nhiều hơn của các bác sĩ, đội ngũ y tế. Bởi hơn ai hết, bác sĩ, y tá là những người không chỉ có chuyên môn vững giúp mẹ bầu giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khoẻ của cơ thể mình, mà còn cả sự thấu hiểu, cảm thông. 

Lần đầu làm mẹ: Nói không với trầm cảm thai kỳ  - Ảnh 3.

Khi chia sẻ với bác sĩ, những lo lắng của mẹ bầu sẽ được xoa dịu, căng thẳng sẽ được giải tỏa và vì vậy trầm cảm thai kỳ nếu xuất hiện thì có thể nhẹ hơn

Để phòng tránh trầm cảm thai kỳ, mẹ bầu cũng được các bác sĩ khuyến cáo nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, tập luyện khoa học,luôn suy nghĩ  tích cực, biết kiểm soát tốt cảm xúc, duy trì chất lượng giấc ngủ,...

Lần đầu làm mẹ: Nói không với trầm cảm thai kỳ  - Ảnh 4.

Mẹ bầu nên chọn những môn thể thao vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để luyện tập hàng ngày, bởi khi chúng ta vận động, cơ thể sẽ tiết ra hormon endorphin – hormone hạnh phúc

Bởi khó xác định nguyên nhân dẫn đến trầm cảm thai kỳ ở mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu với nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm nên hãy tập và duy trì thói quen suy nghĩ tích cực, ăn ngủ điều độ, đúng giờ, lành mạnh.

Bên cạnh đó, mẹ hãy chọn cho mình một hoạt động thể chất nhẹ nhàng để sản sinh nhiều hormone hạnh phúc trong suốt thai kỳ, và đặc biệt, những người chồng – các ông bố hãy quan tâm thật nhiều đến người vợ thân yêu của mình nhé, hãy là chỗ dựa vững chắc để mẹ bầu mạnh mẽ và lạc quan trong suốt thai kỳ! 

Nguồn: Thông tin Doanh nghiệp
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm