"Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" ở bản Sáng

Lan Hương
12/11/2022 - 19:16
"Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" ở bản Sáng

Hiệu quả bước đầu từ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em " ở bản Sáng

Với mong muốn đẩy mạnh, nâng cao nhận thức an toàn cho phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), đã ra mắt mô hình điểm "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em". Mô hình góp phần thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Mô hình "Làng quê yên bình cho phụ nữ và trẻ em" ở bản Sáng, xã Quang Chiểu được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2020 với 70 thành viên. Trong đó có 65 thành viên nữ và 5 thành viên nam. Đây là mô hình đầu tiên do Hội LHPN huyện Mường Lát xây dựng với mong muốn về một môi trường sống an toàn - nơi phụ nữ và trẻ em được phát huy tối đa năng lực, khả năng sáng tạo, được đối xử công bằng.

Tại một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ, các thành viên trong mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" ở bản được truyền đạt các nội dung như an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình, bình đẳng giới, kỹ năng sống, tai nạn thương tích đuối nước, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội do Hội LHPN vào các ngày cấp trên cung cấp.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em " ở bản Sáng - Ảnh 1.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em " ở bản Sáng - Ảnh 2.

Thành viên mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" ở bản Sáng tham gia sinh hoạt câu lạc bộ

Chị Lương Thị Dợi, Phó chủ tịch Hội LHPN xã, Chủ tịch Câu lạc bộ mô hình "Làng quê yên bình cho phụ nữ và trẻ em" bản Sáng, xã Quang Chiểu, chia sẻ: "Từ khi thực hiện mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em đến nay hàng tháng câu lạc bộ tổ chức siinh hoạt một lần. Câu lạc bộ sinh hoạt chủ yếu tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bạo lực gia đình và xâm hại đến phụ nữ và trẻ em. Đến nay các thành viên trong câu lạc bộ đã thực hiện tốt."

Mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" được thành lập không chỉ mong muốn xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ trẻ em mà còn nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức Hội và vận động sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và cộng đồng vào việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại khu vực nông thôn. Từ đó thúc đẩy bình đẳng giới ngăn ngừa bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, xâm hại tình dục, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn song mô hình đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của các thành viên. Duy trì tốt việc sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên đã mạnh dạn chia sẻ kiến thức, kỹ năng trong việc xây dựng gia đình; chăm sóc, bảo vệ, phát triển trẻ em, phòng chống xâm hại bạo lực trong gia đình đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động người thân và nhân dân về các kiến thức liên quan đến việc bảo đảm an toàn cho phụ nữ trẻ em. Nhờ vậy trong những năm qua trong bản không xảy ra tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đi học được quan tâm chăm sóc, không để xảy ra các vụ việc học sinh tập trung đánh nhau.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em " ở bản Sáng - Ảnh 3.

Trẻ em được học tập, vui chơi an toàn

Bên cạnh đó các thành viên trong câu lạc bộ còn thường xuyên trao đổi, chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn trong trồng trọt và chăn nuôi để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình yên.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em " ở bản Sáng - Ảnh 4.

Chị em tham gia trồng trọt, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo

Bà Lương Thị Pón - thành viên câu lạc bộ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" cho hay: "Nhờ mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em tôi được tham gia và nghe những kinh nghiệm cho gia đình làm chăn nuôi. Bây giờ gia đình cũng ổn định cuộc sống và xóa đói giảm nghèo".

Mô hình bước đầu đã lan tỏa trong cách ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa của người dân. Chị em phụ nữ tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tiến hành trồng và chăm sóc hoa tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, lắp đặt và duy trì hệ thống đèn chiếu sáng tại các tuyến đường chính, tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động người dân nâng cao kiến thức về đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em " ở bản Sáng - Ảnh 5.

Thành viên mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" ở bản Ngàm cùng nhau dọn vệ sinh môi trường

Chủ tịch Hội LHPN huyện Mường Lát chia sẻ: "Mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em được lựa chọn là ngày thành lập tại bản tánh xã Quang Chiểu câu lạc bộ đã hoạt động rất hiệu quả trong bản không còn xảy ra và tình trạng đã xâm hại phụ nữ và trẻ em không còn xảy ra bạo lực gia đình. Trong thời gian tới chúng tôi là sẽ tiếp tục là dân tộc mô hình ta các làng và khác trên địa bàn huyện."

Với những kết quả bước đầu trong việc triển khai mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em" tại bản Sáng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát đã cho thấy nỗ lực của Hội LHPN các cấp trong việc chăm lo bảo vệ quyền lợi ích của phụ nữ trẻ em. Tiếp nối thành công từ mô hình tại bản sáng trong thời gian tới Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình góp phần xây dựng là quê yên bình ấm và phát triển.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm