pnvnonline@phunuvietnam.vn
Lương 5 triệu cũng đủ, mà 10 triệu cũng hết: Chàng trai thức tỉnh sau khi mất việc
“Mình bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến tài chính cá nhân hơn khoảng giữa năm 2020. Đó cũng là thời điểm kinh tế của mình gặp khó khăn vì dịch bệnh. Phần vì nguồn thu không còn ổn định như trước, phần vì những khoản chi nằm ngoài dự kiến như thuốc thang, viện phí, tích trữ lương thực,... Một lúc cáng đáng nhiều khoản chi tiêu hơn đã khiến mình phải lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng khoản. Và sau khoảng 2 năm, mình hiện tại vẫn sử dụng bảng cân đối tài chính này vì nó hiệu quả, hoạt động tốt theo nhu cầu mình muốn”, Huy Ngô (SN 1994, ở Hà Nội), hiện tại đang làm quản lý nhân sự - chia sẻ.
Ngoài ra, Huy cũng cho rằng, việc tìm ra được 1 cách quản lý dòng tiền là cực kỳ quan trọng. Kể từ lúc anh chàng có tham gia vào việc đầu tư, bỏ thời gian tìm hiểu thêm về các loại báo cáo về tài chính, thì việc tạo ra 1 bảng cân đối chi tiêu trở nên dễ dàng và hữu dụng hơn.
Rắc rối tài chính: Làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu
Trước đây, mình chưa từng sử dụng bất cứ một phương pháp “chuyên sâu” nào để quản lý tiền bạc. Làm ít thì tiêu ít, làm nhiều tiêu nhiều. Khi lương lên hàng chục triệu vẫn có tháng “rỗng túi”, hết sạch chẳng dư, mà thời điểm lương 5-7 triệu có khi tiêu vẫn đủ. Càng làm ra tiền nhiều hơn, nhu cầu trong cuộc sống cũng tăng cao hơn.
Hồi năm 2018, mình lên chức quản lý, lương cũng cao hơn, tiêu tiền vô bổ mà chẳng biết dành dụm là gì. Bỏ hàng chục triệu chỉ để mua 1 chiếc điện thoại, với lý do - cần cho công việc, nhưng thực chất đâu phải vậy. Đồ hiệu cũng sắm sửa nhiều hơn, như đôi giày, chiếc cà vạt, hay chiếc áo vest xịn,...
Sắm sửa rất nhiều đồ chỉ với suy nghĩ “Làm cao thì cũng cần xây dựng giao diện tốt”. Cứ cuốn theo vòng quay đó hoài, cũng thỉnh thoảng mình tự hỏi bản thân, rằng tiền cứ tiêu như vậy liệu có đáng? Nhưng vì nguồn thu khi đó khá tốt, tiêu tiền quen tay nên câu hỏi cứ mãi nằm đó chẳng ai giải quyết.
Cho đến thời điểm cuối năm 2019, khi dịch bệnh bắt đầu gây ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Mình tạm thời “mất việc” vì khoảng thời gian đó người người nhà nhà đều rối, công ty mình cũng rơi vào trạng thái đóng băng khoảng vài tháng. Trong lúc khủng hoảng, mình sống hoàn toàn dựa vào tiền tiết kiệm. Chỉ khi nguồn thu cạn kiệt, mà tiền tiết kiệm lại chẳng thế tự sinh sôi, khiến mình rơi vào áp lực cho những khoản chi tiêu trong các tháng tới. Từ tiền thuê chung cư, điện nước, tiền đồ ăn hàng ngày, tiền thuốc thang,... cũng đủ khiến mình rối rắm. Điều may mắn nhất khi đó, có lẽ là mình không có khoản vay nợ nào phải trả.
Trong lúc rảnh rỗi, để khiến bản thân bớt suy nghĩ lung tung, bình quan tâm nhiều hơn đến tài chính. Chuyện đầu tư cũng khởi điểm lúc đó. Phần vì được giới thiệu, phần cũng là do tin tức tài chính liên tục được cập nhật, khiến mình trở nên hứng thú hơn. Và có lẽ, đây là cách cứu mình khỏi đống rắc rối về chuyện tiền bạc. Với suy nghĩ như vậy, mình dành hầu hết thời gian khi đó để đọc hàng trăm loại báo cáo tài chính của các công ty lớn nhỏ, mượn sách kinh tế của bạn bè để đọc, tra cứu thông tin và liên tục theo sát các bản tin tài chính. Chỉ khi đó, mình mới nhận ra những sai lầm nghiêm trọng trong cách quản lý dòng tiền. Nghĩ lại số tiền đã tiêu, mình tiếc nuối vô cùng, có lúc còn đặt câu hỏi “Sao mày ngốc vậy hả Huy?”.
Sử dụng bảng cân đối chi tiêu để quản lý tiền bạc
Việc nhận ra được những sai lầm rất quan trọng. Nó giúp bạn nhận ra mình đã từng tiêu tiền ngu nghếch đến thế nào? Nhưng sau đó, việc có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tuân thủ theo những nguyên tắc chi tiêu sau này. Thử qua nhiều phương pháp, nhưng hiệu quả nhất với mình có lẽ là bảng cân đối chi tiêu.
Mục đích mình sử dụng bảng cân đối chi tiêu bao gồm:
- Kiểm soát dòng tiền ra vào hàng tháng
- Kiểm soát thu - nợ chặt chẽ
- Tổng chi hàng tháng là bao nhiêu, cụ thể là gì?
- Tính toán chi phí phát sinh ít nhất là 3 tháng tới
Để quản lý dễ dàng hơn, mình chia làm 2 tài khoản ngân hàng:
+ Tài khoản A: Đây là tài khoản chính dùng làm bảng cân đối. Mình dùng tài khoản này để nhận “tiền vào” như: Lương - Tiền làm thêm - Tiền vay mượn. Và kiểm soát khoản “tiền ra”: Chi tiêu - Tiết kiệm - Đầu tư.
+ Tài khoản B: Là tài khoản phụ chỉ dùng cho mục đích chi tiêu. Mình sẽ tính toán số tiền cần chi trong 1 tháng, và chia nó ra làm 2 lần để chuyển từ A sang B vào đầu tháng và giữa tháng.
Cụ thể trong từng tài khoản, mình sẽ chia như sau:
Bảng cân đối chi tiêu - Ảnh: NVCC
Bảng cân đối chi tiêu - Tài khoản A
- Income (Tiền vào): Sẽ bao gồm các khoản tiền chảy vào tài khoản của mình từ nguồn khác. Chủ yếu đến từ lương và tiền làm thêm hàng tháng.
- Số dư tháng trước: Đây là số tiền còn lại của mình sau mỗi cuối tháng. Ví dụ, đến cuối tháng 12, sau khi đã chi tiêu, tiết kiệm, trả nợ, mình còn lại 10 triệu, thì sẽ được ghi vào khoản này.
- Liabilities: (Nợ phải trả): Thể hiện tất cả số nợ bạn đang có. Ví dụ: Nợ thẻ tín dụng, nợ từ vay mượn, nợ phải trả trong tháng,... Khi mục này xuất hiện, bạn sẽ rõ ràng được hàng tháng mình cần dành ra bao nhiêu tiền để trả nợ. Từ đó, có thể điều chỉnh mức chi tiêu trong tháng này. Đã có thời điểm, mình chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Điều này đã khiến mình nhập nhằng giữa số tiền được tiêu và tiền trả nợ. Vậy nên sau này, mình đã chuyển hết tiền đang có sang thẻ thường, và chỉ sử dụng thẻ tín dụng cho mục đích vay nợ.
- Outcome (Tiền ra): Bao gồm tất cả những khoản mình chi trong tháng này như: chi tiêu, trả nợ, tiết kiệm, đầu tư, ăn cưới, đám hỏi,...
- Chi tiêu hàng tháng: Đây sẽ là khoản tiền mình chuyển riêng sang tài khoản B để kiểm soát chặt chẽ nhất. Ví dụ, 1 tháng mình tiêu hết 10 triệu, mình sẽ chia thành 2 đợt để chuyển sang tài khoản B. 1 lần là đầu tháng, và 1 lần giữa tháng. Lúc này, tất cả những khoản tiền cần chi, mình sẽ cho sang quản lý ở tài khoản B, sẽ làm bảng chi tiêu tài khoản A trông gọn gàng và dễ kiểm soát hơn.
- Tổng chi: Cộng hết tất cả khoản chi ở mục “Outcome” để biết được tháng này tiêu hết bao nhiêu vào mục đích gì.
- Số dư còn lại = Income + Số dư cuối - Tổng chi: Thể hiện số tiền còn lại trong tài khoản A của mình.
Mục đích xây dựng tài khoản A là để mình có thể quản lý những đầu mục chính trong chuyện chi tiêu, mà không cần chia nhỏ quá chi tiết. Khi nhìn vào bảng cân đối của tài khoản này, mình sẽ không bị rối bởi những khoản chi vụn vặt như chuyện cơm áo hàng ngày.
Chính vì tài khoản A rất “tối giản” bằng những “khoản tiền lớn” như thế, nên bảng cân đối chi tiêu cho tài khoản B ra đời. Nó giúp mình quản lý những chi tiêu lắt nhắt. Đây là tài khoản mình chỉ quản lý tương đối, vì nhu cầu hiện tại hàng tháng của mình gần như không thay đổi. Nên con số tổng kết lại hàng tháng cũng xấp xỉ bằng nhau. Chỉ có tháng nào chi tiêu thâm hụt, mình mới ghi chú lại rõ ràng hơn.
Ngoài ra, trong tài khoản B, mình có bổ sung thêm 1 mục là “Các chi phí phát sinh”. Hầu như những tháng cuối năm, con số phát sinh này sẽ tăng lên đáng kể. Nào là quà cho sếp trong những dịp lễ tết, lễ cuối năm, quà cho ba mẹ, gia đình, bạn bè trong các dịp lễ hội hoặc ngày kỉ niệm, chi phí về quê ăn tết,... Nói chung, những khoản chi phí phát sinh này bạn nên chuẩn bị thật kỹ, tránh tình trạng tháng cuối năm tiêu thâm hụt hơn mà chẳng biết là tiêu cho khoản gì.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

Sau tăng giảm thất thường, giá vàng trở lại vùng đỉnh
Biến động thất thường sau kỳ nghỉ lễ, giá vàng trong nước giao dịch quanh vùng 100 triệu đồng/lượng, vàng thế giới trở lại mốc 3.000 USD/ounce.

Giá xăng RON95 tăng hơn 490 đồng/lít từ 15h ngày 3/4
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào chiều nay (3/4).

Giá vàng ra sao sau quyết sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giá vàng quay đầu giảm vào cuối ngày cùng đà giảm mạnh của thị trường thế giới, chuyên gia dự báo kịch bản thị trường vàng sắp tới.

Cục Thống kê lý giải việc giá vàng tăng liên tục và lập đỉnh trong quý I/2025
Bình quân quý I/2025, chỉ số giá vàng trong nước tăng 31,45%. Trong khi giá vàng trong nước tăng cùng chiều với giá vàng thế giới thì giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới.

Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
TIN NỔI BẬT

Tổ chức Hội: Tinh gọn bộ máy nhưng không "mỏng" phong trào
Khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập địa giới hành chính, không ít người từng lo ngại công tác Hội và phong trào phụ nữ sẽ bị “mỏng” đi. Nhưng thực tế cho thấy, nếu tổ chức Hội sẵn sàng đổi mới, thích ứng thì tinh gọn chính là cơ hội để Hội chuyển mình mạnh mẽ hơn, tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động phụ nữ bước vào kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trở thành chuyên gia trong chương trình Google về lĩnh vực AI tạo sinh
Google công bố Nguyễn Khánh Linh là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trở thành chuyên gia Google trong chương trình Google Developer Expert, cũng là chuyên gia Google Developer Expert về Máy học (Machine Learning) đầu tiên thuộc lĩnh vực AI tạo sinh của năm 2025.

Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Ngày 07/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch).

Chiêm ngưỡng trận địa pháo đặt tại Bến Bạch Đằng sẵn sàng phục vụ đại lễ 30/4
15 khẩu đại bác 105mm được vận chuyển đến Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) để phục vụ cho dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu. Từ châu Âu tới châu Á, các chính phủ vội vã phản ứng, còn người tiêu dùng thì bắt đầu đối mặt với viễn cảnh chi tiêu tăng vọt.

Hà Nội cam kết không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định Hà Nội quyết tâm và cam kết không để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh.

Phụ nữ Jrai làm du lịch trải nghiệm trên chính quê hương mình
Tập trung vào các sản phẩm du lịch trải nghiệm chân thực, dự án Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông của chị H'Uyên Niê đã liên kết, hỗ trợ tạo việc làm cho hội viên phụ nữ, hội viên yếu thế, khó khăn. Nhờ đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng thời kết nối, gắn kết và phát triển, tạo ra giá trị kinh tế cho cộng đồng.

Quy định mới về công tác phí cho cán bộ công chức, viên chức từ ngày 4/5/2025
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC ngày 19/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/5/2025.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh chào mừng Ngày 30/4
Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất ...

Sau tăng giảm thất thường, giá vàng trở lại vùng đỉnh
Biến động thất thường sau kỳ nghỉ lễ, giá vàng trong nước giao dịch quanh vùng 100 triệu đồng/lượng, vàng thế giới trở lại mốc 3.000 USD/ounce.

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới
Sau cú sốc 2023 với cầu vốn tiêu dùng giảm, mức tăng trưởng âm, nợ xấu đạt đỉnh thì đến đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.

Cục Thống kê lý giải việc giá vàng tăng liên tục và lập đỉnh trong quý I/2025
Bình quân quý I/2025, chỉ số giá vàng trong nước tăng 31,45%. Trong khi giá vàng trong nước tăng cùng chiều với giá vàng thế giới thì giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới.

Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.

Giá vàng ra sao sau quyết sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giá vàng quay đầu giảm vào cuối ngày cùng đà giảm mạnh của thị trường thế giới, chuyên gia dự báo kịch bản thị trường vàng sắp tới.

"Săn" tour giá ưu đãi lên tới 45% tại Ngày hội Du lịch TPHCM
Ngày hội Du lịch TPHCM năm 2025 có gần 900 sản phẩm, dịch vụ du lịch của các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, các điểm tham quan, các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác với nhiều chính sách khuyến mãi, giá ưu đãi lên đến 45%.

Giá xăng RON95 tăng hơn 490 đồng/lít từ 15h ngày 3/4
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào chiều nay (3/4).
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.