Lương gần 10 triệu đồng nhưng người giúp việc vẫn gặp khó khăn

06/11/2017 - 11:57
Mức thu nhập của lao động giúp việc gia đình khá cao, từ 4 triệu đến 9 triệu đồng/tháng; nhưng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe, an sinh.
Ở nước ta hiện nay, số lượng lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) chưa có con số chính thức. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, năm 2020 có khoảng 350.000 – 400.000 lao động GVGĐ ở Việt Nam.

Mức thu nhập của công việc này dựa trên thỏa thuận của người giúp việc và gia chủ. Theo TS. Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng, chưa có quy định chuẩn về mức lương tối thiểu cho nhóm lao động này. Nghị định số 108/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu dùng để trả công đối với người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở những hộ gia đình thuộc vùng 1 là 1.350.000đ/tháng. Thực tế, mức lương trung bình của người giúp việc: làm nội trợ: từ 4.000.000 – 5.500.000đ/tháng; trông trẻ: từ 4.000.000 – 6.000.000đ/tháng; chăm sóc người cao tuổi, người bệnh nặng, người khuyết tật: từ 7.000.000 – 9.000.000đ/tháng. “Rất khó để có thể đánh giá về sự phù hợp của mức lương với từng loại hình công việc vì thời gian làm việc, tính chất của mỗi loại hình công việc có sự khác nhau”, TS Ngọc Anh nhận định.

giup-viec-gia-dinh.jpg
Người giúp việc dù lương cao vẫn gặp khó khăn trong cuộc sống.

 

Dù mức thu nhập khá, họ vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Theo khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, chỉ có 3% lao động giúp việc có BHXH; Có 19,5% người có BHYT, trong số đó chỉ có 12,5% trong số người có thẻ BHYT là do được chủ sử dụng mua cho.

Theo kết quả nghiên cứu “Việc làm bền vững đối với LĐGVGĐ ở Việt Nam”, ILO, 2011 cho thấy LĐGVGĐ có tỷ lệ “góa/ly hôn/ly thân” khá cao (20,7%), và họ ít ràng buộc trong cuộc sống gia đình hơn nên thường lựa chọn sống cùng gia chủ. Những người đang có vợ/chồng thường lựa chọn hình thức làm việc theo giờ để thuận tiện hơn trong việc vừa làm việc vừa chăm lo cho cuộc sống gia đình.

Theo kết quả điều tra của GFCD năm 2012 cho biết, có 46,1% NGV cho biết họ gặp khó khăn trong quá trình đi làm. Trong số đó, 21,7% người gặp khó khăn là không biết làm một số việc; 22,6% người gặp khó khăn về sự bất đồng về lối sống với gia chủ; 4,4% người cảm thấy không được tự do khi sống cùng gia chủ. Những khó khăn trong công việc mà NGV đề cập ở trên là khó có thể tránh khỏi trong bối cảnh NGV chủ yếu trang bị kiến thức/kỹ năng làm việc thông qua kinh nghiệm bản thân khi mà văn hóa/cách thức sinh hoạt của mỗi vùng miền/khu vực lại có sự khác biệt.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm