TAND tỉnh Tây Ninh vừa mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh (63 tuổi, ngụ phường Ninh Sơn, TP Tây Ninh) về tội “cố ý gây thương tích” trong khi truy đuổi một kẻ đột nhập vào nhà với mục đích ăn trộm.
Trước đó, TAND TP Tây Ninh xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt ông Ánh 12 tháng tù treo về tội cố ý gây thương tích cho kẻ trộm trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.
Trước đó, TAND TP Tây Ninh xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt ông Ánh 12 tháng tù treo về tội cố ý gây thương tích cho kẻ trộm trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh.
Theo bản án sơ thẩm, tối 1/8/2015, Tạ Công Trung (23 tuổi) và Lê Minh Thành (21 tuổi), cùng ngụ TP Tây Ninh, rủ nhau vào nhà ông Ánh trộm gà. Lúc này Thành đứng ngoài canh chừng, còn Trung leo tường rào vào trộm.
Do thường xuyên bị mất trộm nên khi thấy Trung vào bắt gà, ông Ánh cầm cây chĩa (đầu sắt) đuổi theo. Khi gần đuổi kịp, do trời mưa nên ông Ánh bị trượt chân té làm mũi chĩa đâm vào mông Trung.
Trung tiếp tục bỏ chạy, leo lên tường rào để trèo ra ngoài thì ông Ánh truy hô nhưng Trung không “chấp hành”. Ông Ánh dùng chĩa đâm vào người Trung. Sau đó, Trung được Thành đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Ông Ánh đến Công an phường Ninh Sơn trình báo vụ việc.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tiến hành giám định thương tật cho 2 tên trộm với kết quả: Tỷ lệ thương tật tại vùng bụng của Trung là 73% và vùng mông của Thành là 1%.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tiến hành giám định thương tật cho 2 tên trộm với kết quả: Tỷ lệ thương tật tại vùng bụng của Trung là 73% và vùng mông của Thành là 1%.
Hơn 1 năm sau, Công an TP Tây Ninh ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích. Đến ngày 10/3/2017, công an chuyển qua thành vụ cố ý gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, đồng thời khởi tố bị can đối với ông Ánh.
Trong khi đó, cơ quan tố tụng cho rằng Trung và Thành đều chưa có tiền án, tiền sự, hành vi trộm gà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nên không xem xét xử lý.
Nghịch lý đang tồn tại?
Trong vụ việc của ông Ánh tại phiên tòa vừa diễn ra tại Tây Ninh, việc ông Ánh có những tác động khiến kẻ trộm bị thương tích đã được giám định khá kỹ lưỡng. Còn việc ông đến cơ quan công an trình báo vụ việc thì lại được coi là hành động… đầu thú!
Thực tế, việc phải “chiến đấu” với những tên kẻ trộm đang trong thế đường cùng là điều không ai muốn. Chị Nguyễn An, ngụ tại quận 2, TPHCM, kể rằng, có lần một tên trộm nửa đêm lẻn vào nhà chị. Lúc này cả nhà đang ngủ say, chỉ riêng chị vì “linh tính” nên giật mỉnh tỉnh giấc.
Thấy tên trộm đang cố gắng cạy tủ để lấy tiền, chị vội chạy xuống bếp vớ lấy con dao thái thịt cầm lên dọa, đuổi. Thế nhưng, vì thấy có một mình chị nên tên trộm định xông vào cướp con dao. Rất may là ngay lúc ấy, chồng chị nghe có tiếng động lạ nên cũng tỉnh giấc, cầm ngay thanh kiếm Nhật (anh luôn để đầu giường để phòng thân), vung kiếm về phía tên trộm.
Lúc ấy, tên trộm mới nhanh chân xô cửa nhảy từ trên lầu xuống đường chạy thoát thân. “Hôm ấy, nếu như tên trộm mà có hung khí, đánh nhau với chồng tôi, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Hóa ra tên trộm bỏ chạy lại là tốt cho cả hai”, chị An chia sẻ.
Lúc ấy, tên trộm mới nhanh chân xô cửa nhảy từ trên lầu xuống đường chạy thoát thân. “Hôm ấy, nếu như tên trộm mà có hung khí, đánh nhau với chồng tôi, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Hóa ra tên trộm bỏ chạy lại là tốt cho cả hai”, chị An chia sẻ.
Mặc dù luật vẫn nhìn nhận hành động chống trả những kẻ trộm cướp là mang tính tự vệ nhưng tính chất tự vệ lại có giới hạn – tức không được có hành vi “cố ý gây thương tích”.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, việc kiểm soát mức độ, tính chất của hành động tự vệ là rất khó và không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người bị trộm, bị cướp, mà còn phụ thuộc vào kẻ đang có hành vi phạm tội – ví dụ như có mang theo hung khí, có ý định chống trả quyết liệt, thậm chí sẵn sàng gây thương tích hoặc sát hại chủ nhà…
Lúc này, nếu chủ nhà không “cố ý gây thương tích” thì chính bản thân họ có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, việc kiểm soát mức độ, tính chất của hành động tự vệ là rất khó và không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người bị trộm, bị cướp, mà còn phụ thuộc vào kẻ đang có hành vi phạm tội – ví dụ như có mang theo hung khí, có ý định chống trả quyết liệt, thậm chí sẵn sàng gây thương tích hoặc sát hại chủ nhà…
Lúc này, nếu chủ nhà không “cố ý gây thương tích” thì chính bản thân họ có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Đây chính là điểm mâu thuẫn dẫn đến nghịch lý khiến cho một số người từ nạn nhân lại chuyển sang thành “hung thủ” nếu như kẻ trộm, cướp bị “dính đòn” với những mức độ thương tích khác nhau.
Nếu nghịch lý này không sớm được giải quyết theo hướng định lượng cụ thể, thì việc tự vệ để chống trả những kẻ trộm của một số người có thể gây hậu quả cho chính họ.
Nếu nghịch lý này không sớm được giải quyết theo hướng định lượng cụ thể, thì việc tự vệ để chống trả những kẻ trộm của một số người có thể gây hậu quả cho chính họ.