Mang thai bị sxh, bệnh nhân không được tự mua thuốc uống hoặc tiêm

30/07/2017 - 16:53
Bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán bị SXH khi mang thai 37 tuần. Nhờ sự nỗ lực của bác sĩ, mẹ con bệnh nhân đã được cứu sống. Theo các chuyên gia, khi mang thai bị SXH sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con nên cần phải đề phòng.
Ngày 30/7, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) cho biết, BV vừa cứu sống mẹ con sản phụ K.T.X. (32 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị sốt xuất huyết (SXH).

Trước đó, khi mang thai 37 tuần tuổi bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, đau bụng, tử cung có cơn co, tim thai 150 lần/phút, âm đạo không ra máu, không ra dịch. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị SXH, tiểu cầu rất nhanh.

 Sau khi hội chẩn giữa bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa, bệnh nhân được truyền dịch, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm co bóp tử cung để tránh hiện tượng đẻ non. Đến chiều ngày 26/7, bệnh nhân ra huyết âm đạo và có dấu hiệu chuyển dạ, có xuất huyết dạng chấm dưới da, phù mặt và cẳng tay, chân.

Trước tình hình đó, bệnh nhân được chuyển sang khoa Sản. Tại đây, các bác sĩ vừa truyền tiểu cầu, vừa đỡ đẻ cho bệnh nhân. Sau hơn 1 tiếng, bé gái chào đời với cân nặng 2,8kg.

Sau khi đẻ, bệnh nhân được chuyển lại khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị SXH.

Hiện, sức khỏe của cả mẹ và con bệnh nhân C. tiến triển tốt, đã giảm sốt. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong 1-2 ngày tới.
cuu-song-ba-bau-37-tuan-sot-xuat-huyet-ngay-thu-4-me-tron-con-vuong1501389661.jpg
Bệnh nhân C. đang được điều trị tại BV Bạch Mai

 Theo TS. Cường, phụ nữ mang thai bị SXH thường nguy hiểm hơn người bình thường. Theo đó, thai phụ bị SXH có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, suy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật…, dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Khi mang thai bị SXH, thai phụ có các biểu hiện như sốt cao, đau họng, viêm long, xuất tiết, đau đầu, đau mỏi cơ xương khớp. Bệnh thường khó chẩn đoán hơn người bình thường do tình trạng pha loãng máu lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu, ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Khi mang thai bị SXH, bà bầu tuyệt đối không được tự động mua thuốc để uống hoặc tiêm. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, uống nhiều nước, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhẹ như cháo, súp, sữa…

Khi sốt chưa vượt quá 38 độ thì nên lau người, đắp khăn mát, nhất là vùng trán, nách, bẹn, hai bên thái dương. Nếu có chỉ định của bác sĩ cho dùng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết thì tuyệt đối tuân thủ không tự động đổi thuốc.

Nếu sốt cao, bệnh nhân có thế hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao. Không được dùng thuốc Aspirin, không cắt lể hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc nhiều áo khi người bệnh đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống, không được xông. Nếu mệt nhiều hơn phải đến BV để được điều trị kịp thời.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm