Là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh vượt cạn, chị Lacey Barratt cũng muốn ghi lại những hình ảnh đáng nhớ cho mình. Để những khoảnh khắc này trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn, chị đã cùng với chồng các các con dùng nến đốt dây rốn cho cậu con trai mới chào đời Lennox Jack.
Cậu con trai lớn Sam giúp chị Lacey đốt dây rốn cho em. |
Lacey chia sẻ: “Chúng tôi nhẹ nhàng ngắt sự kết nối với Lennox khỏi dây rốn bằng nghi lễ đốt dây rốn và tôi cho phép các con của mình tham gia vào việc này nếu các cháu muốn. Tại thời điểm đó, có 2 bé đã đi ngủ, tuy nhiên, Sam (cậu con trai lớn của chị Lacey) đã theo dõi toàn bộ quá trình và rất muốn tham gia vào nghi lễ đặc biệt này. Không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui được nhìn thấy con trai lớn nhất của tôi giúp tôi ngắt kết nối với cậu em út”.
Hình ảnh gia đình hạnh phúc của chị Lacey trong lần sinh thứ 5 của chị. |
Cậu bé Sam thích thú bế em. |
Hiện tại, Lennox đã được 3 tháng nhưng mỗi khi ngắm lại bộ ảnh vượt cạn của mình, chị Lacey đều cảm thấy rất xúc động: “Mỗi lần nhìn vào những hình ảnh này, tôi đều khóc. Việc tích hợp yếu tố cuối cùng là lửa vào ca sinh là rất quan trọng với tôi. Như vậy con tôi đã được trải qua cả 4 yếu tố: nước (bể sinh và vòi hoa sen), đất (sinh nở), gió (hơi thở đầu tiên của con) và lửa (đốt dây rốn)”.
Trên thực tế việc đốt dây rốn thay vì cắt hoặc để tự rụng như bình thường được rất nhiều các bà mẹ phương Tây ưa chuộng. Họ cho rằng phương pháp này an toàn hơn và giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cũng như chảy máu sau sinh.
Tiến sĩ Iffath Hoskins đến từ Trung tâm y tế Langone thuộc Đại học New York cho biết thêm quả thực biện pháp đốt dây rốn từng được cho là có thể tiệt trùng mô và làm chai cứng các mạch máu, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng của trẻ sau sinh. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của ngành y tế thì việc đốt dây rốn không còn cần thiết nữa.