Tuy nhiên làm thế nào để bạn có thể tránh mua phải hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng?
Chọn những thương hiệu uy tín
Trên thị trường hiện nay loại nồi hợp kim nhôm của các thương hiệu uy tín, lâu đời được người tiêu dùng tin tưởng và chọn lựa nhiều là HappyCook, Sunhouse, Golsun, Elmich…
Các thương hiệu lớn đa phần đều có các sản phẩm nồi, chảo, nhôm được xử lý công nghệ anodizing (oxy hóa), phủ chất chống dính (thông thường là của Teflon và Whitford) hay kết hợp đa vật liệu (chủ yếu là kết hợp nhôm và inox nhằm tối ưu hóa ưu điểm 2 kim loại này) đều cho ra đời các bộ, chảo, nồi hợp kim nhôm đẹp mắt, bền và an toàn.
Các thương hiệu lớn đa phần đều có các sản phẩm nồi, chảo, nhôm được xử lý công nghệ anodizing (oxy hóa), phủ chất chống dính (thông thường là của Teflon và Whitford) hay kết hợp đa vật liệu (chủ yếu là kết hợp nhôm và inox nhằm tối ưu hóa ưu điểm 2 kim loại này) đều cho ra đời các bộ, chảo, nồi hợp kim nhôm đẹp mắt, bền và an toàn.
Nhận biết sản phẩm hợp kim nhôm kém chất lượng
Bên cạnh các sản phẩm uy tín chất lượng thì hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn bày bán nhiều với giá thành thấp. Các loại xoong nồi ngoại nhập không rõ nguồn gốc xuất xứ rẻ tiền còn có thể gây ngộ độc vì dùng các loại sơn công nghiệp thông thường. Đáng lưu ý nhất là loại nồi, xoong, chảo, khay, vỉ nướng… được làm bằng tôn hoặc sắt cán mỏng, phủ một lớp chống dính bằng chất sillicon công nghiệp đen bóng rất độc hại. Khi những hóa chất đó lại tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người dùng. Khi mua nhầm các loại sản phẩm này, người tiêu dùng không biết kêu ai vì trên sản phẩm thường không để tên – địa chỉ nhà sản xuất (vì phần lớn nhập lậu về Việt Nam).
Giá thành các nồi chảo hợp kim nhôm phụ thuộc vào độ dày mỏng của sản phẩm, kích thước và công nghệ xử lý bề mặt. Những nối chảo bằng nhôm tái chế, bề mặt sản phẩm thường sẽ không bóng đẹp, có vệt xám đen do lẫn tạp chất.
Lưu ý khi sử dụng
Nồi chảo bằng nhôm thường được bọc một lớp bảo vệ xung quanh, giúp nhôm không phản ứng với các chất khác, tránh được nguy cơ ngộ độc nhôm. Chính vì thế, bạn không nên dùng miếng bùi nhùi quá sắc để cọ rửa đồ, vì có thể làm mất lớp bảo vệ này.
Với những ấm nhôm nấu nước lâu ngày bị tích một lớp cặn dưới đáy, bạn có thể khử cặn bằng cách cho vào ấm một muỗng sô-đa, sau đó đổ thêm nước vào, nấu trên bếp cho nóng là khử được lớp cặn.
Với những ấm nhôm nấu nước lâu ngày bị tích một lớp cặn dưới đáy, bạn có thể khử cặn bằng cách cho vào ấm một muỗng sô-đa, sau đó đổ thêm nước vào, nấu trên bếp cho nóng là khử được lớp cặn.
Không nên dùng vật dụng bằng nhôm để đựng lâu ngày các loại mắm, muối hay những chất chua như giấm, nước chanh.
Nồi nhôm sử dụng lâu ngày cũng có thể bị xỉn màu. Bạn hãy dùng một ít vỏ táo và axít loãng cho vào nồi nhôm rồi đun sôi; Xả lại bằng nước lạnh rồi rửa với nước rửa chén cho đến khi sạch. Bạn không nên để vật dụng bằng nhôm trên bếp quá lâu mà không có nước hoặc thức ăn bên trong. Sau khi nấu ăn xong, chảo nồi còn nóng, bạn không nên ngâm vào nước lạnh ngay mà hãy để nó nguội bớt.
Nồi nhôm sử dụng lâu ngày cũng có thể bị xỉn màu. Bạn hãy dùng một ít vỏ táo và axít loãng cho vào nồi nhôm rồi đun sôi; Xả lại bằng nước lạnh rồi rửa với nước rửa chén cho đến khi sạch. Bạn không nên để vật dụng bằng nhôm trên bếp quá lâu mà không có nước hoặc thức ăn bên trong. Sau khi nấu ăn xong, chảo nồi còn nóng, bạn không nên ngâm vào nước lạnh ngay mà hãy để nó nguội bớt.