Mong con sớm được ráp hộp sọ

01/09/2016 - 08:58
Đang là đứa trẻ hoạt bát, thông minh, chỉ vì thoáng chốc bất cẩn của người gây tai nạn giao thông mà cuộc đời của bé Đỗ Trọng Nghĩa, 12 tuổi, bỗng trở nên tăm tối.
Chăm sóc con tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), chị Nguyễn Thị Lệ Quân (ngụ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) nghẹn ngào tâm sự: “Tháng 9/2015, khi đang trên đường đi học, bé Nghĩa bất ngờ bị 1 người chạy xe máy với tốc độ cao, vượt ẩu tông thẳng vào. Đầu con trai tôi đập mạnh xuống đất, hộp sọ nứt rời”.

Sau đó, bé Nghĩa được đưa đến Bệnh viện Đa khoa TƯ TP Cần Thơ cấp cứu. Tại đây, bé được chẩn đoán là chấn thương sọ não nặng, phải tháo 2 mảnh hộp sọ gửi đi nuôi cấy ở TP.HCM.

Trải qua cuộc phẫu thuật, bệnh tình của bé vẫn không thuyên chuyển, phải thở bằng máy và hôn mê suốt 3 tháng. Cuối cùng, chị Quân quyết định vay mượn tiền bạc khắp nơi, vượt tuyến, chuyển con lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) chữa trị, dù chi phí điều trị khá đắt đỏ.

Chị Quân kể: “Cháu bị hôn mê sâu do nhiễm trùng kèm theo viêm màng não. Các bác sĩ cho biết, nếu may mắn sống sót thì khả năng bé sẽ bị liệt nửa người, tinh thần không được tỉnh táo. Song, vợ chồng tôi không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào, dù là nhỏ nhất”.
 Cháu Nghĩa và mẹ tại bệnh viện
Cũng vì cảnh nghèo, vợ chồng chị Quân chỉ dám sinh 1 đứa con là cháu Nghĩa. Cách đây vài năm, anh Đỗ Ngọc Ý - chồng chị Quân - phát hiện mắc bệnh chết cơ tuyến ức, khiến sức khỏe luôn trong tình trạng suy kiệt, yếu ớt, không thể lao động được. Mọi chi tiêu trong gia đình, thuốc men cho chồng và con ăn học đều dựa vào sức lao động của chị. Vậy mà giờ đây, khó khăn lại chồng chất lên đôi vai gầy của người phụ nữ này. 

Hiện cơ thể của cháu Nghĩa đã có dấu hiệu bị co rút. Nếu không được ráp lại hộp sọ sớm thì khả năng cháu bị liệt nửa người là khá cao. Chị Quân bật khóc: “Giờ đã vay mượn khắp nơi rồi nhưng chẳng đủ số tiền hơn 50 triệu đồng để ráp hộp sọ cho con. Vợ chồng tôi chỉ hy vọng con sẽ có thể nhận ra được mặt cha mẹ, người thân, còn cực khổ bao nhiêu, tôi đều chấp nhận hết”.

Cháu Nghĩa đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm để có thể vượt qua cơn nguy kịch này. Mọi sự trợ giúp xin gửi về: Chị chị Nguyễn Thị Lệ Quân, ấp Ba Ngàn A, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, ĐT: 0166.9646380. Hoặc Văn phòng đại diện Báo PNVN-TGPN, số 38 Võ Văn Tần, Q.3, TPHCM, ĐT: 08.39303034. Chúng tôi sẽ chuyển sự giúp đỡ của bạn đọc tới tận tay gia đình chị Quân trong thời gian sớm nhất.

Đối tượng mà Mottainai 2016 hướng tới là những trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông. Mong sẽ có thêm nhiều tấm lòng nhân ái cùng Báo Phụ nữ Việt Nam chung tay thực hiện chương trình thiện nguyện vô cùng ý nghĩa này qua việc kết nối tại đây hoặc qua fanpage của chương trình: https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam/. Mọi thông tin về hỗ trợ các nạn nhân đề nghị liên hệ: Chị Nguyễn Kim Khanh, Chánh văn phòng, ĐT: 0989059189; hoặc 0439713500.

 

Những điểm mới của Mottainai 2016

- Quy mô toàn quốc.

- Bán đấu giá đồ online và trực tiếp.

- Trao quà từ tiền được quyên góp đến trẻ em trong đối tượng hưởng lợi của Chương trình tại Tây Bắc (tuần đầu tháng 11/2016).

 

Cách tham gia Mottainai 2016

Từ ngày 1/5/2016, mời bạn: - Ủng hộ đồ đã qua sử dụng (Quần áo lành lặn, kiểu dáng kích cỡ phù hợp; Đồ gia dụng; Đồ nội thất; Đồ lưu niệm; Văn phòng phẩm; Đồ chơi trẻ em; Đồ dùng học tập; Giày dép, túi xách, phụ kiện...), gửi về địa chỉ: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội, ĐT: 04.39713500; Văn phòng đại diện Báo Phụ nữ Việt Nam, 38 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, ĐT: 08.39303034.

- Ủng hộ bằng tiền mặt, gửi về: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội, Số tài khoản: 102010000016663 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội (đề nghị ghi rõ: ủng hộ Mottainai).

- Truy cập fanpage: https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam để mua đồ online và cập nhật về Chương trình.

 

“Mottainai” xuất phát từ Nhật Bản, là một thán từ trong ngôn ngữ của người Nhật có từ xa xưa, có ý nghĩa là “Lãng phí quá!”. Câu cảm thán này thường được dùng khi những vật hữu dụng (thức ăn, thời gian, trí tuệ, năng lực...) bị bỏ đi một cách đáng tiếc trong lúc giá trị sử dụng vẫn còn.

- Theo Phật giáo truyền thống, Mottainai dùng để chỉ sự hối hận đối với việc lãng phí các nguồn lực của cuộc sống - bởi đó là món quà của thiên nhiên, trên hết là sự linh thiêng, cao cả.

- Quan niệm về Mottainai hiện đại được thể hiện trong “4Rs: giảm, tái sử dụng, tái chế và sửa chữa”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm