pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nấm hầu thủ có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào?
Y học cổ Truyền cho biết rằng, nấm hầu thủ là một loại dược liệu có nhiều tác dụng trong chữa bệnh, hơn nữa các hợp chất có trong nấm còn có đặc tính chống oxy hoá, giúp điều chỉnh lipid và còn hỗ trợ giảm đường trong máu hiệu quả.
1. Thông tin về nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ là một loại cây có thân gỗ, tán rộng bị mục nát. Trước kia nấm hầu thủ được tìm kiếm trong tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay nấm hầu thủ đã được nuôi trồng nhân tạo với mục đích chữa bệnh cho con người.
Hiện nay, nấm hầu thủ được nuôi trồng ở một số địa phương tại Việt Nam và một số quốc gia khác cũng nuôi trồng loại nấm này gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hình dáng cây nấm hầu thủ non như sau: cây nấm hầu thủ non có màu trắng hoặc màu trắng ngà, màu thịt nấm cũng có màu trắng, khi nấm già thì cây nấm sẽ có màu vàng hoặc vàng sậm. Đối với các tua nấm chính là lớp bào tầng, cây nấm hầu thủ với các bào tầng có chiều dài từ 0,5 đến 3cm.
Nấm hầu thủ là một loại cây nấm ôn đới, do đó mà cây nấm hầu thủ hiện nay chỉ được trồng ở các khu vực có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ phù hợp để cây nấm hầu thủ phát triển và sinh trưởng là từ 16 đến 20 độ C.
Được biết, nấm hầu thủ là loại dược liệu quý vì loại nấm này có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Mizuno tại Nhật Bản, cho biết nấm hầu thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Không chỉ vậy, nấm hầu thủ còn là thực phẩm cân đối về thành phần, giàu khoáng chất, vitamin và có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải đối với cơ thể con người.
Ngoài ra, nấm hầu thủ còn có hàm lượng cao các acid béo không bão hoà, điều này khiến thành phần có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tim mạch cũng như ung thư hiệu quả. Do đó, nấm hầu thủ còn là một nguồn khoáng chất phong phú, đặc biệt trong đó có Ge, đây là một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư.
Đặc biệt, nấm hầu thủ còn chứa rất nhiều loại vitamin có thể kể đến gồm, vitamin B1, vitamin B2, Niacin và vitamin A1, Pro Vitamin D có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 nếu được làm khô, đồng thời quá trình chuyển hóa Calci còn có khả năng phòng chống bệnh loãng xương hiệu quả.
Quan trọng hơn cả, trong cây nấm hầu thủ có hàm lượng chất béo và giá trị năng lượng thấp, thế nhưng hàm lượng sắt, canxi và kali có trong cây nấm hầu thủ lại khá cao. Do đó, cây nấm hầu thủ rất phù hợp cũng như thích hợp đối với người muốn thực hiện chế độ ăn kiêng và vẫn có thể giúp người thực hiện chế độ ăn kiêng được cung cấp đủ đạm và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
2. Nấm hầu thủ có tác dụng gì?
Không thể phủ nhận các lợi ích mà nấm hầu thủ đem lại cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể, nấm hầu thủ có tác dụng gì?
Y học cổ truyền cho biết nấm hầu thủ là dược liệu chữa bệnh, trong khi nấm hầu thủ được sử dụng với mục đích giúp chống oxy hoá, điều chỉnh lượng lipid máu và đồng thời còn giúp giảm lượng đường trong máu của con người hiệu quả.
Nấm hầu thủ có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ, trong một số nghiên cứu được thực hiện các nhà khoa học đã chứng minh rằng nấm hầu thủ có tác dụng như sau:
- Có hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh nhân Alzheimer.
- Đồng thời sử dụng nấm hầu thủ còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp phục hồi các neuron thần kinh.
- Đem lại hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch.
- Các chất được chiết xuất từ nấm hầu thủ còn giúp ngăn ngừa sự hình thành của các khối u, đồng thời giúp ức chế được tế bào ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan cũng như ung thư da.
Hiện nay với nhiều công dụng đối với sức khoẻ, nấm hầu thủ được nuôi trồng một cách phổ biến hơn với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa như: rối loạn đường ruột, khi người bệnh gặp tình trạng chán ăn, bị viêm loét, đau dạ dày và còn đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị hiệu quả ung thư dạ dày.
3. Sử dụng nấm hầu thủ hiệu quả, đúng cách
Y học Cổ Truyền cho biết, nấm hầu thủ thông thường sẽ được sử dụng dưới dạng khô, việc sử dụng riêng hoặc có thể được đem kết hợp với một số vị thuốc khác trong các trường hợp gồm:
- Điều trị đau dạ dày, viêm loét dày, hỗ trợ tiêu hoá, dự phòng khối u bằng cách:
Đem 10 gram nấu hầu thủ, 5 gram sơn tra, 10 gram sơn dược, 5 gram nấm mèo trắng và 1 gram men rượu sau đó sắc uống.
- Điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc và tình trạng tâm thần bất an như sau:
Chuẩn bị 30 gram nấm hầu thủ, kèm theo đó là toan táo nhân, bá tử nhân, dạ giao đằng mỗi loại 15 gram và sắc uống.
- Điều trị chứng đau dạ dày mạn tính, hẹp môn vị và hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản bằng cách sau:
Chuẩn bị 20 gram nấm hầu thủ được thái lát và nấu với 2 đến 3 lít nước sôi. Tiếp đến ăn có thể sử dụng bằng cách ăn cả cái và nước.
- Điều trị đau dạ dày và đau tá tràng:
Cần 30 gram nấm hầu thủ, kem theo đó là bạch truật, sơn dược mỗi loại 20 gram, hạt sen, trần bì, bạch biển đậu mỗi loại 15 gram và 25 gram ý dĩ để sắc uống.
- Viêm loét dạ dày, ruột hoặc người bị tiêu hóa kém cần:
Đem 10 gram nấm hầu thủ kèm với 5 gram nấm linh chi sau đó sắc và uống trong ngày.
- Muốn bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị tình trạng suy nhược thần kinh và hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh cần:
Chuẩn bị 20 gram nấm hầu thủ và thịt nạc, tôm sau đó đem nấu đến khi mềm nhừ và thêm gia vị vừa miệng.
Ngoài ra, hiện nay nấm hầu thủ có khá nhiều cách để sử dụng gồm, dạng bột, dạng viên nang, dung dịch lỏng. Ngoài ra còn có thể sử dụng nấm tươi hoặc nấm khô.