• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người dân Nepal phản đối đề xuất phụ nữ ra nước ngoài phải xin phép

Kim Ngọc
23/02/2021 - 23:51

Ảnh minh họa

Các nhà hoạt động cảnh báo luật chống buôn người mới yêu cầu sự cho phép của gia đình để phụ nữ đi du lịch là bằng chứng của tư duy gia trưởng.

Một luật được đề xuất ở Nepal cấm phụ nữ đi nước ngoài nếu không được gia đình và các quan chức chính quyền địa phương cho phép đã bị gọi là "lố bịch".

Đề xuất này được Bộ Di trú đưa ra vào tuần trước nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ. Theo đó, đề xuất yêu cầu tất cả phụ nữ dưới 40 tuổi phải xin phép khi lần đầu tiên đến châu Phi hoặc Trung Đông.

Người Nepal phản đối đề xuất cấm phụ nữ đi nước ngoài  - Ảnh 1.

Người dân Nepal tụ tập ở Mandala Maitighar, Kathmandu, phản đối đề xuất mới của Bộ Di trú. Ảnh: SheThePeople

Tuy nhiên, đề xuất này lại nhận những phản hồi tiêu cực từ người dân ở Nepal. Sau những lời chỉ trích, Bộ cho biết luật chỉ áp dụng cho những phụ nữ "dễ bị tổn thương". Ngoài ra, Bộ Di trú cũng nhấn mạnh rằng đề xuất vẫn chưa được hoàn thiện.

Hôm thứ 6 (19/2), hàng trăm phụ nữ Nepal đã tụ tập phản đối đề xuất tại Mandala Maitighar ở trung tâm Kathmandu. Hành động này được coi như một phần của "cuộc tuần hành phụ nữ" nhằm nêu bật nạn cưỡng hiếp và các hành vi lạm dụng quyền phụ nữ khác.

Người Nepal phản đối đề xuất cấm phụ nữ đi nước ngoài  - Ảnh 2.

Người biểu tình tuần hành vì quyền phụ nữ ở Kathmandu, Nepal, ngày 12/2. Ảnh: Shutterstock

Hima Bista, Giám đốc điều hành tại Women Lead Nepal, nói với những người biểu tình: "Điều nguy hiểm trong việc này chính là quá trình suy nghĩ đằng sau nó. Thực tế, việc soạn thảo luật hạn chế sự di chuyển của phụ nữ và trẻ em gái trưởng thành cho chúng ta thấy tư tưởng gia trưởng đã ăn sâu vào xã hội như thế nào".

Ila Sharma, cựu ủy viên bầu cử của Nepal, cho biết: "Thật phi lý khi cách mà bộ máy quan liêu dường như đang chống lại phụ nữ. Rõ ràng, họ không coi phụ nữ là những người trưởng thành".

"Thay vì trao quyền và xây dựng năng lực cho phụ nữ, cũng như phần còn lại của lực lượng nữ lao động nhập cư, họ đang thụt lùi, vi hiến, nếu không muốn nói là lố bịch".

Theo ước tính của Ủy ban Nhân quyền Nepal, khoảng 35.000 người là nạn nhân của nạn buôn người trong năm 2018, trong đó có khoảng 15.000 phụ nữ và 5.000 trẻ em gái

Các nhà hoạt động chỉ ra rằng không chỉ phụ nữ mới bị buôn bán. Vì vậy, các nhà lập pháp nên xem xét kỹ vấn đề về phụ nữ và nam giới trong bất kỳ thay đổi pháp lý nào được đề xuất.

Trong những thập kỉ qua, Nepal đã có một số nỗ lực phòng chống nạn buôn người thông qua việc hạn chế đi lại. Lần gần đây nhất là vào năm 2017 khi chính phủ cấm công dân Nepal làm người giúp việc tại Vùng Vịnh. Theo đó, động thái này nhắm vào phụ nữ. Tuy nhiên, các nhà hoạt động từ lâu đã phàn nàn rằng việc cấm phụ nữ đi nước ngoài không có tác dụng và xâm phạm quyền của họ.

Meenakshi Ganguly, Giám đốc khu vực Nam Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết các đề xuất hiện tại có thể "buộc phụ nữ phải làm việc mà không có giấy tờ, với nhiều rủi ro hơn, làm tăng nguy cơ buôn người và lạm dụng".

Theo Ganguly, chính phủ nên hướng đến các cơ quan tuyển dụng, làm việc với chính phủ các nước đến để áp dụng các biện pháp bảo vệ và những chính sách có hiệu quả để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khi xảy ra lạm dụng".

Nguồn: The Guardian
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch Quốc hội, cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (10/10/1908 - 10/10/2023), Báo PNVN trân trọng giới thiệu Ký sự nhân vật "Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi".

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Trong bài phát biểu của mình sau trận đấu gặp Đội tuyển Mỹ, HLV trưởng Mai Đức Chung đã chia sẻ về cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên Quốc ca Việt Nam được vang lên ở đấu trường World Cup nữ: "Khi Quốc ca Việt Nam vang lên, cảm xúc của tôi dâng trào. Chúng tôi chưa bao giờ được đá World Cup. Nhưng bây giờ, cả thế giới đã được nghe Quốc ca Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh, hãnh diện!".

Cựu tù Côn Đảo - Rưng rưng ngày trở lại chốn "địa ngục trần gian"

Cựu tù Côn Đảo - Rưng rưng ngày trở lại chốn "địa ngục trần gian"

Những dịp trở lại Côn Đảo, gặp nhau rộn ràng, họ hát bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Cựu tù Côn Đảo - những nhân chứng sống của một thời khốc liệt đã qua. Giờ họ đang hạnh phúc giữa ánh nắng và gió mát Côn Sơn...

Đọc thêm