pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người phụ nữ đưa khoa học đến gần hơn với đời sống gia đình
Sinh ra trong một gia đình coi trọng giáo dục ở thị trấn Dunstable, bang Massachusetts (Mỹ), Ellen được giáo dục kĩ càng từ nhỏ và sớm bộc lộ khả năng trong mảng ngôn ngữ.
Bà học và thông thạo tiếng Latin, tiếng Pháp, tiếng Đức và kiếm được những đồng tiền đầu tiên nhờ việc đi làm gia sư.
Ảnh chụp Ellen Swallow Richards năm 6 tuổi
Vào tháng 9/1868, bà được nhận học tại Cao đẳng Vassar với tư cách là sinh viên đặc biệt và tốt nghiệp cử nhân sau đó 2 năm.
Đến năm 1870, bà được nhận làm sinh viên đặc biệt chuyên ngành Hóa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), trở thành người phụ nữ đầu tiên được nhận vào ngôi trường danh giá này.
Ellen Swallow Richards tại trường Cao đẳng Vassar niên khoá 1870
Ellen nhận bằng Cử nhân Khoa học từ MIT năm 1873 và tiếp tục học lên Thạc sĩ. Tuy nhiên, bà không được trao bằng Thạc sĩ Khoa học về Hóa học cho đến tận năm 1886 vì là phụ nữ.
Năm 1875, Ellen kết hôn với Robert Hallowell Richards, một đồng nghiệp cũ tại Khoa Kỹ thuật Mỏ của MIT.
Vợ chồng Ellen và Robert Richards, năm 1904
Công trình nghiên cứu lớn đầu tiên của Ellen là về chất lượng nước và vệ sinh. Những kết quả về ô nhiễm nước từ các nghiên cứu của bà đã dẫn đến việc thiết lập các tiêu chuẩn về nước uống an toàn tại Mỹ.
Năm 1887, bà đồng sáng lập phòng thí nghiệm nước đầu tiên tại đất nước này. Đây cũng là một tiền đề quan trọng cho việc tạo ra hệ thống y tế công cộng hiện đại.
Ellen Swallow Richards cùng các đồng nghiệp tại khoa Hóa học của Viện Công nghệ Massachusetts năm 1900
Bà cũng là người giới thiệu thuật ngữ "sinh thái" (ecology) vào diễn ngôn khoa học Mỹ và làm việc rất tích cực để nhấn mạnh mối liên hệ giữa sức khỏe môi trường với hạnh phúc của con người.
Ngành "kinh tế gia đình" cũng là một mối quan tâm lớn xuyên suốt sự nghiệp của nhà khoa học này. Bà Ellen coi mỗi hộ gia đình là một xã hội thu nhỏ và lập luận rằng, công việc của phụ nữ trong gia đình là một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế.
Ellen Swallow Richards và các nữ sinh tại Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1888
Việc quản lý hiệu quả, khoa học về các nguồn lực tại nhà có thể cải thiện môi trường sống, từ đó dẫn tới tiến bộ xã hội.
Hiệp hội Khoa học Gia đình và Người tiêu dùng Mỹ do bà Ellen thành lập năm 1908 đã thúc đẩy các lớp kinh tế gia đình - vốn ban đầu chỉ dạy nữ công gia chánh cho các cô gái trẻ - thành môi trường học các kĩ năng, kiến thức khoa học và xã hội liên quan tới gia đình.
Ellen (giữa) cùng 4 người phụ nữ tại một hội nghị về kinh tế gia đình ở thành phố New York, Mỹ, năm 1912
Hiện nay, các lớp học kỹ năng gia đình là bắt buộc đối với cả hai giới ở nhiều nơi trên thế giới. Quan điểm và tầm nhìn của bà Ellen về việc tích hợp các nguyên tắc khoa học vào cuộc sống hàng ngày đã định hình lại các tiêu chuẩn về sức khỏe cộng đồng, giáo dục và các chuẩn mực xã hội.
Bà Ellen qua đời năm 1911 nhưng mãi là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai theo đuổi sự nghiệp trong các lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học (STEM).
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.