• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người phụ nữ nữ gốc Phi đầu tiên giữ vai trò lãnh đạo trong cơ quan dân quyền Mỹ

Nhu Thụy
26/05/2021 - 10:17
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu xác nhận bà Kristen Clarke (46 tuổi) sẽ là người phụ nữ gốc Phi đầu tiên đứng đầu bộ phận dân quyền của Bộ Tư pháp và sẽ giữ vai trò Trợ lý Bộ trưởng về quyền công dân.

Nhiệm vụ của bộ phận dân quyền bao gồm điều tra các cơ quan thực thi pháp luật địa phương và giải quyết các hạn chế về quyền bỏ phiếu của các bang trên toàn nước Mỹ. Việc xác nhận được tổ chức vào dịp kỷ niệm một năm ngày người đàn ông gốc Phi George Floyd bị ghì cổ đến chết bởi cựu cảnh sát thành phố Minneapolis Derek Chauvin, người đã bị kết án vào tháng 4/2021. 

Đề cử đối với bà Clarke tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện ở mức cân bằng tới tỷ lệ 11-11, song điều này không ngăn cản đề cử đối với bà được đưa ra toàn thể Thượng viện.

Cơ quan dân quyền Mỹ - lãnh đạo nữ gốc Phi

Bà Kristen Clarke

Bà Clarke nhấn mạnh sự ủng hộ việc tìm kiếm các chiến lược để đảm bảo cơ quan thực thi pháp luật có thể thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả hơn, đồng thời phân bổ nguồn lực để điều trị sức khỏe tinh thần và các lĩnh vực thiếu nguồn lực nghiêm trọng khác.

Bố mẹ bà Clarke rời Jamaica đến Mỹ lập nghiệp. Bà Clarke tốt nghiệp đại học Harvard năm 1997, sau đó lấy bằng Tiến sĩ Luật tại Trường Luật Columbia năm 2000.

Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc với tư cách là luật sư xét xử tại Bộ phận Dân quyền của Bộ Tư pháp Mỹ. Với cương vị này, bà đã từng là công tố viên liên bang và làm việc về quyền bầu cử, các vụ buôn bán người. Năm 2015, bà Clarke được bổ nhiệm làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Ủy ban Luật sư về quyền công dân. 

Trong vai trò trên, bà ủng hộ trung thành cho Đạo luật John Lewis về thúc đẩy quyền bầu cử. Một trong những vai trò đầu tiên của bà là lãnh đạo Bảo vệ Bầu cử - Một liên minh bảo vệ cử tri. Bà trở nên nổi tiếng với công việc chống lại sự phân biệt đối xử mà các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội phải đối mặt. Bà cũng được biết đến là một trong những luật sư và những người ủng hộ quyền biểu quyết hàng đầu của đất nước.

Cơ quan dân quyền Mỹ - lãnh đạo nữ gốc Phi

Bà Kristen Clarke tham gia một phiên tòa


Năm 2019, bà Clarke đã đại diện thành công cho Taylor Dumpson - Chủ tịch hội sinh viên nữ người Mỹ da đen đầu tiên của Đại học American trong vụ kiện mang tính bước ngoặt chống lại những người theo chủ nghĩa tối cao của người da trắng. Bà còn tích cực đấu tranh đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho người khuyết tật, cộng đồng LGBT, người nhập cư.

Nguồn: NBC News, NYT
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch Quốc hội, cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (10/10/1908 - 10/10/2023), Báo PNVN trân trọng giới thiệu Ký sự nhân vật "Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi".

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Trong bài phát biểu của mình sau trận đấu gặp Đội tuyển Mỹ, HLV trưởng Mai Đức Chung đã chia sẻ về cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên Quốc ca Việt Nam được vang lên ở đấu trường World Cup nữ: "Khi Quốc ca Việt Nam vang lên, cảm xúc của tôi dâng trào. Chúng tôi chưa bao giờ được đá World Cup. Nhưng bây giờ, cả thế giới đã được nghe Quốc ca Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh, hãnh diện!".

Cựu tù Côn Đảo - Rưng rưng ngày trở lại chốn "địa ngục trần gian"

Cựu tù Côn Đảo - Rưng rưng ngày trở lại chốn "địa ngục trần gian"

Những dịp trở lại Côn Đảo, gặp nhau rộn ràng, họ hát bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Cựu tù Côn Đảo - những nhân chứng sống của một thời khốc liệt đã qua. Giờ họ đang hạnh phúc giữa ánh nắng và gió mát Côn Sơn...

Đọc thêm