Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên trong những năm kháng chiến

15/10/2022 22:11

Đây là nơi giam giữ những người tù chính trị trước năm 1975 với rất nhiều hình thức tra tấn độc ác, cũng là "nhân chứng" cho cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt, giữa đất Tây Nguyên bạt ngàn rừng núi có Nhà lao Pleiku - một "địa ngục trần gian" đối với các tù binh cộng sản.

Năm 1925, người Pháp đã cho xây dựng nhà tù nằm trên một đồi đất đỏ cao (hiện nay thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), với mục đích giam giữ tù thường phạm, phần lớn là người dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Năm 1940, khi phong trào đấu tranh cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, nơi này đã trở thành nhà lao giam giữ những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước.

Năm 1925, người Pháp đã cho xây dựng nhà lao nằm trên một đồi đất đỏ cao (hiện nay thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), với mục đích giam giữ tù thường phạm, phần lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên. 

Năm 1940, khi phong trào đấu tranh cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, nơi này đã trở thành nhà lao giam giữ những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước.

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 2.

Trước đây, tổng diện tích toàn khu nhà lao là khoảng 7ha, bao quanh là những bức tường cao 3m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai, ngày cũng như đêm luôn có lính vũ trang túc trực và theo dõi từ các trạm gác trên cao. 

Trải qua nhiều thay đổi, hiện nay, quy mô nhà lao Pleiku đã thu hẹp lại, chỉ giữ lại 5 buồng giam chính còn nguyên hiện trạng và một số khu trưng bày cho du khách tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 3.

Tại nhà lao Pleiku, quân địch từng cho xây dựng 18 phòng giam và 2 phòng dùng làm chuồng cọp. Mỗi phòng giam chỉ có diện tích 10m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam giữ đến 120 người. Chúng phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát. Đỉnh điểm năm năm 1967, tổng số tù nhân bị nhốt tại nhà tù Pleiku lên tới 2.000 người.

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 4.

Ở dãy nhà giam chính vẫn còn cho đến ngày nay, có 5 phòng giam với nhiều hình thức tra tấn man rợ: phòng 1 giam tù chính trị là người dân tộc thiểu số, phòng 2 giam quân phạm, phòng 3 giam tù công vụ, phòng 4 giam tù thường phạm, đặc biệt phòng 5 giam tù chính trị là nguy hiểm nhất.

Phòng số 5 (khu xà lim) chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6m, dài 2m. Trong đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5m với 1 tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người tù bị nhốt bên trong những phòng này thường xuyên bị ngất xỉu vì thiếu không khí để thở, với đôi chân còng thò ra ngoài cửa.

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 5.

Các hình thức tra tấn ở đây vô cùng dã man: quân địch bịt mũi tù nhân rồi đổ nước vôi vào bụng, sau đó leo lên bụng đạp cho nước phun ra từ mũi, miệng, thậm chí là hậu môn hay bỏ tù nhân vào bao tải hoặc thùng phuy rồi lấy cây đánh mạnh vào thành thùng. Kinh hoàng hơn nữa là chúng dí điện vào tai, dương vật, ngực tù nhân... Đặc biệt trong đó có nhiều tù binh chính trị là nữ như: đồng chí Phan Thị Tú, đồng chí Lâm Thị Nở...

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 6.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà lao Pleiku đã chứng kiến biết bao xương máu của những người chiến sĩ cách mạng đổ xuống để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Giữa muôn vàn hiểm nguy và sự quản thúc chặt chẽ của quân địch, tinh thần cách mạng của thế hệ cha ông chưa bao giờ dập tắt. 

Tại chính chốn "địa ngục trần gian" này, năm 1948, Chi bộ nhà lao được thành lập và kiên cường đấu tranh suốt một thời gian dài qua nhiều giai đoạn. Dù có những lúc Chi bộ phải tạm dừng sinh hoạt nhưng trong lao tù, các đồng chí vẫn làm nhiệm vụ giác ngộ cách mạng cho các tù nhân khác. Tới năm 1968, Chi bộ nhà lao được khôi phục và phát triển lên thành Đảng bộ cơ sở do đồng chí Nguyễn Kim Kỳ làm Bí thư, tiếp tục công cuộc đấu tranh bất khuất.

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 7.

Năm 1972, khi quân ta tấn công vào Kon Tum, địch đã chuyển hết số tù binh ở 2 phòng biệt giam ra nhà tù Phú Quốc. Tới năm 1975, trong Chiến dịch Tây Nguyên, những phạm nhân trong nhà lao Pleiku đã phá ngục ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân cách mạng từ ngã 3 Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Lúc này Tây Nguyên được giải phóng…

Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 8.

Năm 2005, tại khu vực này, Đội 343 (nay là Đội K52) của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã khai quật hố chôn tập thể các chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn, sát hại. Tổng cộng có 240 bộ hài cốt đã được cất bốc. Những người chứng kiến không cầm được nước mắt khi bắt gặp nhiều bộ hài cốt vẫn vướng víu còng sắt, dây dù; có những xương đầu, xương bánh chè còn lủng lẳng những chiếc đinh do địch đóng vào khi tra tấn. Đến nay, tất cả vẫn chưa xác định được danh tính.
Nhà lao Pleiku - "địa ngục trần gian" giữa đất Tây Nguyên - Ảnh 9.

Hiện tại, nhà lao Pleiku đã trở thành điểm tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Nhiều tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên đã chọn nơi này để tổ chức sinh hoạt, kết nạp đảng viên, đoàn viên và gặp gỡ, nghe các đồng chí cựu tù kể chuyện.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn