Nhận biết ho do dị ứng và cách xử trí đơn giản tại nhà

Châu Anh
15/02/2023 - 11:05
Nhận biết ho do dị ứng và cách xử trí đơn giản tại nhà
Ho do dị ứng là do các chất gây dị ứng trong không khí (chất gây dị ứng) như phấn hoa của cây và cỏ, da/lông thú cưng, mạt bụi hoặc nấm mốc gây ra. Những chất gây dị ứng này có thể xâm nhập vào đường mũi của bạn và gây ra phản ứng dị ứng.

Ho do dị ứng có thể có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với ho do cảm lạnh. Thuốc kháng histamine đường uống, thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi là một số biện pháp giảm ho do dị ứng mà bạn có thể được chỉ định.

1. Nhận biết dấu hiệu cơn ho do dị ứng

Trước khi biết về các dấu hiệu của cơn ho do dị ứng, bạn cần biết do là một triệu chứng phổ biến của dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô). Điều này xảy ra do phản ứng quá mẫn cảm của hệ miễn dịch với một chất gây dị ứng - thay vì do nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm gây ra.

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một chất gọi là immunoglobulin (IgE) kích hoạt phản ứng dây chuyền, gây ra các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào mast và basophils để phá vỡ và giải phóng histamine vào máu.

1.1. Nguyên nhân gây ho do dị ứng

Histamine là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi. Bản chất của cơn ho này là kết quả của chảy nước mũi sau. Chất nhầy chảy từ mũi vào phía sau cổ họng, gây ngứa kích ứng dẫn tới ho.

Trớ trêu là một số loại thuốc dùng để điều trị dị ứng cũng có thể gây ho. Thuốc kháng histamine là một nhóm thuốc thường được kê đơn để điều trị các triệu chứng dị ứng. Chúng hoạt động bằng cách ngăn không cho histamin gắn vào tế bào và gây viêm.

Thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai như Claritin (loratadine) và Zyrtec (cetirizine) có thể làm được điều này mà không gây buồn ngủ như các loại thuốc thế hệ trước. Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc này là ho do tác dụng alfm khô khiến cổ họng bị "trầy xước". Nhưng thường thì khi bạn ngừng điều trị, cơn ho sẽ có xu hướng nhẹ và biến mất.

Nhận biết ho do dị ứng và cách xử trí đơn giản tại nhà - Ảnh 1.

Ho do dị ứng là do các chất gây dị ứng trong không khí (chất gây dị ứng) như phấn hoa của cây và cỏ, da/lông thú cưng, mạt bụi hoặc nấm mốc gây ra (Ảnh: Internet)

1.2. Triệu chứng ho do dị ứng

Ho do dị ứng đôi khi khó phân biệt với các tình trạng khác như hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tuy nhiên ho liên quan tới dị ứng thường là ho khan - không có chất nhầy hay đờm. Ở một số người thì ho do dị ứng có thể trở thành bệnh mãn tính, kéo dài vài tuần một lần.

Ho do dị ứng có thể đem đến cảm giác ngứa ngáy cổ họng cho người bệnh hoặc sự kích ứng gây rát khó chịu phía sau cổ họng, kèm theo đó là:

- Sổ mũi

- Nghẹt mũi

- Hắt hơi

- Mệt mỏi

- Viêm xoang.

Dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn và các vấn đề về hô hấp khác. Với hen suyễn, bạn dễ bị tức ngực, khó thở, thở khò khè hơn do đường dẫn khí của phổi bị thu hẹp. Còn với các bệnh nhiễm trùng như cúm hoặc COVID-19, người bệnh có nguy cơ bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ nhiều hơn.

Ngoài ra, với nhiễm trùng do COVID-19 thì người bệnh cũng có thể bị mất vị giác, khứu giác, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, theo CDC.

Bệnh lýTriệu chứng phổ biến có thể gặp cùng với ho:

Dị ứng

- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Ngứa hoặc chảy nước mắt

- Đau nhức đầu

- Phát ban

- Mệt mỏi 

Hen suyễn

- Khó thở
- Cảm giác tức ngực
- Thở khò khè
- Ho nặng hơn khi cười lớn hoặc tập thể dục

Cúm - cảm lạnh

thông thường

- Sốt
- Đau họng
- Sổ mũi
- Đau nhức cơ thể
- Hắt hơi
- Mệt mỏi
- Yếu cơ
- Nhức đầu

COVID-19

- Sốt
- Mệt mỏi
- Mất vị giác hoặc khứu giác
- Đau họng
- Phát ban
- Nhức đầu
- Đau nhức toàn thân
- Tiêu chảy
- Ngón tay hoặc ngón chân COVID

1.3. Dấu hiệu khẩn cấp

Ho do dị ứng mặc dù hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng, nhưng khi kết hợp cùng các triệu chứng và vấn đề hô hấp khác có thể đe dọa tới tính mạng - đó là phản ứng dị ứng toàn thân gọi là sốc phản vệ.

Các triệu chứng của sốc phản vệ có xu hướng phát triển đột ngột với hậu quả nghiêm trọng bao gồm: sốc, hôn mê, suy tim, suy hô gấp và tử v.ong. Bạn cần thăm khám sớm nếu:

- Ho kéo dài trên 3 tuần và không cải thiện sau khi sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hay thuốc không kê đơn

- Thở hụt hơi

- Thở khò khè

Nhận biết ho do dị ứng và cách xử trí đơn giản tại nhà - Ảnh 3.

Ho do dị ứng mặc dù hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng, nhưng khi kết hợp cùng các triệu chứng và vấn đề hô hấp khác có thể đe dọa tới tính mạng (Ảnh: Internet)

- Nổi mề đay hoặc phát ban đột ngột

- Đột nhiên bị tiêu chảy và không cầm được dẫn tới mất nước

- Buồn nôn hoặc nôn mửa

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều

- Sưng mặt, cổ hoặc họng

- Giảm cân bất thường

- Cảm giác choáng váng, khó chịu, mê sảng, lú lẫn.

2. Điều trị ho do dị ứng

Có một số biện pháp điều trị ho do dị ứng tại nhà, bao gồm:

- Dùng thuốc không kê đơn (thuốc OTC): thuốc dị ứng chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi có thể giúp giảm viêm và sản xuất chất nhầy gây ra các cơn ho

- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước từ tắm vòi sen để loại bỏ sự tắc nghẽn chất nhầy và làm dịu cổ họng bị kích ứng

- Sử dụng máy lọc không khí giúp giảm thiểu số lượng các dị nguyên gây dị ứng có mặt trong không khí trong nhà hoặc trong văn phòng

- Dùng thuốc kê đơn có thể cần thiết để điều trị ho do dị ứng có ảnh hưởng tới đường hô hấp dưới. Lưu ý, không nên tự ý mua thuốc kê đơn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nhận biết ho do dị ứng và cách xử trí đơn giản tại nhà - Ảnh 4.

Thuốc dị ứng chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi và thuốc thông mũi có thể giúp giảm viêm và sản xuất chất nhầy gây ra các cơn ho (Ảnh: Internet)

3. Phòng ngừa ho do dị ứng

Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng tránh được dị ứng đường hô hấp nhưng có một số biện pháp giúp bạn giảm được tần suất dị ứng xảy ra:

- Xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng

- Theo dõi thời tiết, đặc biệt khi bạn bị sốt cỏ khô để biết được khi nào mức độ phấn hoa và nấm mốc trong không khí cao. Những ngày nhiều gió cũng làm tăng số lượng các chất gây dị ứng nên bạn cần hạn chế ra ngoài hoặc lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời trong mùa dị ứng

- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, ưu tiên sử dụng máy lọc không khí chất lượng cao, thay bộ lọc và hút bụi thường xuyên để loại bỏ lông thú cưng, mạt bụi và nấm mốc.

Nhìn chung thì ho là một triệu chứng phổ biến của dị ứng theo mùa và sốt cỏ khô có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine, thuốc long đờm, thuốc thông mũi, rửa mũi và xông hơi tăng độ ẩm cho mũi giảm tiết nhầy. Khi tình trạng dị ứng nói chung và ho do dị ứng nói riêng phát triển nghiêm trọng hơn thì bạn cần thăm khám bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguồn: Healthline, Prevention
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm