Nhiều câu hỏi chưa từng xuất hiện trong đề thi Hóa

26/06/2018 - 14:06
Đề thi Hóa học được giáo viên nhận định là độ khó tăng dần về sau, đặc biệt khoảng 8 câu cuối. Thí sinh có thể hơi bất ngờ bởi có những dạng câu hỏi chưa thấy xuất hiện trước đây trong các đề thi và quá trình ôn luyện.

Thầy giáo Phạm Thanh Tùng – Giáo viên luyện thi trực tuyến của hệ thống Tuyensinh247 cho hay, đề cơ bản giống năm 2017 về câu trúc và cách sắp xếp câu hỏi theo hướng tăng dần độ khó. Tuy nhiên so với năm ngoái, đề thi năm nay tính phân loại cao hơn.

“Để đạt điểm 8 – 10 thì thí sinh phải xếp loại học lực giỏi và hiểu bản chất vấn đề, biết đan xen giữa kiến thức cơ bản, vận dụng và vận dụng cao mới có thể đạt được” – thầy Tùng nhấn mạnh.

14.jpg
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia năm 2018. Ảnh minh họa: D.H
 

Liên quan đến nội dung đề thi, theo thầy Tùng, phạm vi ra đề bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12, nhưng trọng tâm là kiến thức lớp 12 (chiếm khoảng 80%). Các câu hỏi lớp 11 (chiếm khoảng 20% phân bổ đều các chương. Ví dụ chương sự điện li có 1 câu, chương nito có 1 câu. Chương cacbon-silic 3 câu, chương hidrocacbon 2 câu và chương ancol-phenol 1 câu.

40 câu trong đề thi được phân bố 1 cách rất hợp lý theo mức độ từ dễ đến khó và rất khó như sau:

- 12 câu đầu dễ, ở mức độ nhận biết, tương đương 5 câu đầu trong "Ai là triệu phú". Học sinh nào không kiếm được đủ điểm ở phần này hoặc phải dùng "quyền trợ giúp" thì quả là hơi yếu.

- 20 câu tiếp theo vẫn còn dễ nhưng có thách thức hơn một chút, ở mức độ thông hiểu và tăng độ khó so với đề năm ngoái. Các câu hỏi vận dụng và câu hỏi thông hiểu xen kẽ nhau. Đây là phần lấy điểm chủ yếu của các bạn.

- 8 câu hỏi cuối là câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, được đánh giá là lạ và rất khó. Ví dụ như câu 73, 74. Những câu hỏi chưa từng xuất hiện trong các đề thi. Nhưng câu hỏi tổng hợp về este, peptit, cũng như kim loại, H và NO3-. Các câu hỏi này chính là những câu hỏi để phân loại học sinh khá và giỏi. Phổ điển phổ biến năm nay sẽ rơi vào mức điểm 5-6. Sẽ hiếm có điểm 9,5-10.

Theo thầy Tùng, có thể đánh giá một cách tổng quan là đề thi THPT QG năm nay khó hơn đề năm ngoái. Tính toán nhiều hơn, cần phải cẩn thận đọc kỹ đề hơn, ko dùng nhiều máy tính Casio như đề năm trước.

“Năm nay học sinh hoàn toàn phải hiểu bản chất mới làm được bài. Các phương án gây nhiễu đáp án cũng khó phát hiện ra hơn, tránh khoanh bừa đáp án mà vẫn đạt điểm trong kỳ thi. Với nội dung và câu trúc như trên, có thể thấy năm nay Bộ GD&ĐT đang hướng tới mức độ phân loại cao, học sinh đòi hỏi phải vừng tư duy, chắc kĩ năng, đảm bảo phân tầng độ khó để đáp ứng mục tiêu “2 trong 1” của kì thi THPT Quốc gia” – Thầy Tùng nhìn nhận.

Gợi ý ôn thi cho sĩ tử thi THPT Quốc gia 2019 môn Hóa của thầy Phạm Thanh Tùng:

- Tranh thủ vừa học bài mới vừa ôn tập lại các kiến thức và bài toán của khối 11, khối 10 vì kỳ thi THPT QG 2019 gồm khối lượng kiến thức của cả 3 năm học này.

- Xác định khả năng của mình, tránh học tràn lan không cần thiết. Mỗi bài cần đảm bảo kiến thức chắc từ cơ bản đến nâng cao.

- Nắm chắc các câu hỏi lý thuyết. Bởi hơn 50% đề thi là về lý thuyết. Bài tập không nhiều tuy nhiên mức độ khó và rất khó chiếm nhiều. Các em cần đặt mục tiêu rõ ràng, chiến thuật chắc chắn để hoàn thành một cách tốt nhất.

- Tăng cường luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm và làm thật đề thi thử bám sát cấu trúc của đề thi và có thể vào Tuyensinh247.com tham gia các khóa luyện đề để đạt kỹ năng tốt nhất.

- Cần chú trọng đặc biệt tới môn Hóa lớp 12, vì đây là kiến thức chủ đạo trong đề. 

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm