Đọng lại "Nụ cười thầy cô"

Quang Thái
20/11/2023 - 19:19
UBND huyện Sông Mã (Sơn La) đã tổ chức cuộc thi ảnh "Nụ cười thầy cô" nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nhiều hoạt động ý nghĩa khác cũng đã được tổ chức tại các địa phương.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều hoạt động tri ân, tôn vinh những nhà giáo, những người thầy cô luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục, vì các em học sinh thân yêu đã diễn ra trên cả nước.

Tại huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La), UBND huyện phối hợp cùng Phòng Giáo dục của huyện đã tổ chức một cuộc thi rất đặc biệt mang tên Nụ cười thầy cô, với nội dung chụp lại hình ảnh của các thầy cô giáo trên địa bàn huyện Sông Mã. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của các thầy cô trên địa bàn huyện, với rất nhiều ảnh gửi đến tham dự.

Sông Mã là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, là nơi sinh sống của 6 dân tộc Kinh, Thái, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng. Các thầy cô giáo trên địa bàn huyện đã luôn cố gắng vượt qua khó khăn, thực hiện tốt công tác giảng dạy, mang con chữ, mang tri thức đến cho các em, hướng đến một ngày mai tươi đẹp.

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 1.

Bức ảnh đạt giải Nhất cuộc thi ảnh “Nụ cười thầy cô”. Nhân vật trong ảnh: Thầy giáo Phạm Văn Quang cùng các em học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng Chiềng Khương. Tác giả: Cô giáo Vì Thị Thủy

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 2.

Bức ảnh giải Nhì, nhân vật: Cô giáo Lò Thị Thủy cùng học sinh, Trường Mầm non 8/3 Chiềng Khoong

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 3.

Cô giáo Lò Thị Xuân cùng học sinh Trường Mầm non Hoa Mai Nậm Mằn. Bức ảnh đoạt giải Khuyến khích cuộc thi "Nụ cười thầy cô"

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 4.

Hình ảnh cô giáo Lò Thị Bích Hồng cùng học sinh tại Trường Mầm non Thị trấn Sông Mã. Tác giả ảnh: Cô giáo Lò Thị Hoa

Với cuộc thi Nụ cười thầy cô, hình ảnh với nhân vật trung tâm là các thầy cô giáo, các em học sinh. Tác giả của những hình ảnh này cũng chính là các thầy cô, các em học sinh. Dù các tác giả đều là không chuyên nhưng có thể thấy các bức ảnh có bố cục khá đẹp, màu sắc tươi sáng, khoảnh khắc được chụp tự nhiên. Niềm vui, tình cảm, sự tôn vinh dành cho các thầy cô giáo đến một cách rất tự nhiên và ý nghĩa thông qua cuộc thi với quy mô nhỏ nhưng đầy sáng tạo này.

Nhiều hoạt động tri ân thầy cô giáo được tổ chức tại các địa phương

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 5.

Trong hoạt động chào mừng ngày 20/11 tại Trường Tiểu học Đồng Văn (huyện Quế Phong, Nghệ An), thầy giáo Phan Hướng cho biết: Trường có 31 giáo viên, 296 học sinh người dân tộc thiểu số, những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 6.

Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học Thông Thụ 1 (xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An) - ngôi trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 7.

Thầy cô Trường tiểu học Thông Thụ 1 tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, trợ giúp đồng bào dân tộc thiểu số, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 8.

Tại Xuy Xá (Mỹ Đức, Hà Nội), nhà giáo Nguyễn Thị Bằng nhận lời chúc mừng từ 2 cô con gái là đồng nghiệp của mình, cô giáo Phạm Nga và cô giáo Phạm Loan

Nhiều hoạt ý nghĩa tôn vinh thầy cô giáo vùng cao, vùng khó khăn- Ảnh 9.

Nhà giáo Nguyễn Hội đã về hưu luôn nhận được lời chúc mừng, tri ân từ các thế hệ học trò cũ. Nhà giáo Nguyễn Hội là em gái của nhà giáo Nguyễn Thị Bằng, cả đại gia đình có nhiều người theo nghề giáo viên

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm