Nhìn lại 1 năm đại dịch Covid-19 hoành hành: Áp lực lên cuộc sống gia đình

Nhóm PV
30/12/2020 - 10:15
Nhìn lại 1 năm đại dịch Covid-19 hoành hành:
Áp lực lên cuộc sống gia đình
Khi đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả trong công việc lẫn đời sống gia đình.

Đói nghèo mùa đại dịch Covid-19 nơi phố thị

Đói, nghèo, vất vả... những thứ đó chị Nguyễn Thị Lan đã nếm trải tất cả khi còn ở quê, một vùng đất hẻo lánh. Thế nhưng, nghèo đói ở quê lại khác xa với những ngày tháng đói nghèo ở phố thị mà chị Lan đã trải qua trong mùa đại dịch Covid-19 vừa qua. Lay lắt, có lẽ là từ ngữ phù hợp nhất với gia đình chị Lan.

Nhìn lại 1 năm đại dịch Covid-19 hoành hành: Phụ nữ chịu tổn thương kép  - Ảnh 1.

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội

Vợ chồng rời quê lên thành phố, rồi xin được việc làm ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh – Hà Nội). Tiền trọ, tiền sinh hoạt, tiền nuôi 2 con nhỏ đã vắt kiệt số lương ít ỏi của 2 vợ chồng chị Lan. Khi đại dịch có nguy cơ bùng phát ở Hà Nội và các địa phương, chính quyền đã lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Đó có lẽ là những ngày tháng cơ cực, khó quên nhất của những gia đình nghèo như Lan.

Bình thường, lương của 2 vợ chồng chị Lan chỉ vỏn vẹn hơn 8 triệu đồng. Lo tiền trọ, tiền điện nước, tiện học cho 2 con tằn tiện lắm thì mới đủ. Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc có hơn 65.000 công nhân. Tháng 4/2020, theo thống kê sơ bộ của Phòng kinh tế huyện Đông Anh, dịch bệnh khiến 20% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề phải cho công nhân nghỉ việc với số lượng lớn; 50% doanh nghiệp cắt giảm một phần lao động hoặc làm luân phiên để giữ việc và duy trì sản xuất. Tính riêng khu vực Bắc Thăng Long, hơn 30.000 công nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Nhìn lại 1 năm đại dịch Covid-19 hoành hành: Phụ nữ chịu tổn thương kép  - Ảnh 2.

Xóm nghèo sau chợ Long Biên (Hà Nội) trong những ngày dịch Covid-19

Cầm cự để duy trì cuộc sống trong đại dịch Covid-19

Trong khu công nghiệp đã có những người bạn mất việc, phải trả phòng trọ, vào nội thành tìm việc trong công trường xây dựng. Những người may mắn ở lại như vợ chồng chị Lan cầm cự bằng 60% lương nên cuộc sống rất khó khăn.

Xóm trọ của những người lao động thu nhập thấp ở sâu trong con ngõ trên  phố Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội). Bà Bốn (quê Hưng Yên) thuê trọ tại đây và làm nghề gánh hàng hoa quả thuê được hơn chục năm nay. Hằng ngày, cứ 3 giờ sáng, bà ra chợ gánh hàng để có tiền trang trải cuộc sống và tiết kiệm gửi về quê cho gia đình.

Bà Bốn cho biết, trước kia, mỗi ngày bà kiếm được từ 100.000 - 200.000 đồng, đủ trả tiền trọ, điện nước và để dành dụm được một ít. Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, thu nhập của bà kém đi, không có nhiều việc để làm nhưng vẫn phải chi tiêu duy trì cuộc sống hằng ngày.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm