Nhộn nhịp “chợ” voucher trên mạng xã hội

02/08/2017 - 11:13
Tìm mua lại các voucher thanh lý giá hời đang là lựa chọn của nhiều người để tiết kiệm chi phí. Nhưng cũng không phải lúc nào “chợ” voucher cũng an toàn đối cho cả người mua và người bán.

Voucher được hiểu là những phiếu quà tặng, giảm giá được các doanh nghiệp phát hành nhằm tri ân đến các đối tác, khách hàng của mình hoặc cho một chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Voucher được tặng nhưng không phải lúc nào người nhận cũng có nhu cầu sử dụng vì vậy đã hình thành nên những “chợ” buôn bán voucher trên mạng xã hội.

Muôn trạng kẻ bán người mua

Không khó để tìm kiếm các hội, nhóm được lập nên với mục đích trao đổi, bán lại các phiếu dịch vụ này. Hoạt động sôi nổi nhất vẫn là các group được lập trên mạng xã hội facebook. Chỉ cần đánh từ khóa “voucher” thì ngay lập tức hàng chục kết quả hiện lên với những cái tên khác nhau để phân biệt và gây sự chú ý của các thành viên tham gia. Một số nhóm thu hút đông đảo người tham gia hiện nay là: Voucher – Tặng, cho, thanh lý, cùng mua với hơn 20,000 thành viên; Voucher Resort – Hotel Việt Nam giá rẻ có hơn 31,000 thành viên, Mua bán voucher du lịch giá tốt với hơn 8,000 người thích và hơn 8,000 người theo dõi…

20561812_10212069530765443_718857138_n.jpgKhông khó để tìm kiếm những nơi bán voucher trên mạng. Ảnh minh họa

Những người tham gia các hội nhóm này có nhiều đối tượng: người đến từ các công ty bán tour du lịch, người là nhân viên kinh doanh của những trang mua chung dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, người chỉ đơn giản có voucher không dùng không muốn để phí thì đem rao và chắc chắn có không ít dân “phe” voucher tham gia thành viên bởi thường xuyên thấy họ xuất hiện với một tập voucher trong tay với các lời quảng cáo rất hứa hẹn. 

Và khách hàng mua những dịch vụ này cũng có năm bảy kiểu. Người có nhu cầu sử dụng thực sự họ sẽ tìm kiếm những dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Ví dụ: nếu cả gia đình có nhu cầu đi nghỉ ở Sầm Sơn, Hạ Long hay Hội An..., bạn có thể đăng thông tin tìm kiếm các resort, khách sạn ở Hội An với mức giá nằm trong ngân sách.

voucher.jpgCác voucher giá ưu đãi luôn được nhiều người quan tâm. Ảnh minh họa

Đây chính là “miếng mồi” để các “con buôn” trên chợ ảo mà bán hàng thật này tiếp cận cung cấp thông tin dịch vụ ngay phía dưới phần bình luận hoặc nhắn tin trực tiếp cho người dùng. Nhưng dù hình thức nào thì cũng với mục tiêu bán được hàng với giá hời. Bởi vậy, đa số các tin dịch vụ thường không đưa giá, mà chỉ để lại số điện thoại hoặc lời ghi chú inbox để được tư vấn. Đây cũng là một điểm khiến những người có nhu cầu thực sự tỏ ra không mấy thoải mái, bởi khi tìm kiếm thì giá cả là điều họ quan tâm nhất. Khi giá không được công khai thì có nghĩa là một họ sẽ mua được giá hời nếu mặc cả tốt, hai là họ sẽ mua với giá cao bởi chẳng biết đâu mà so sánh.

Nguy cơ tiềm ẩn từ chợ ảo

Không thể phủ nhận sự tiện dụng và tác dụng tích cực từ những “phiên chợ ảo” này mang lại cho hai phía cung và cầu. Phía cung có thể kiếm lợi nhuận và không phí những voucher dịch vụ không có nhu cầu sử dụng, còn phía cầu thì có vô vàn chọn lựa địa điểm, nơi đến, dịch vụ để có một kỳ nghỉ mơ ước với gia đình. Thế nhưng, trên chợ ảo này cũng tiềm ẩn những nguy cơ nếu như ai đó quá vội vàng, quá tin người hoặc chỉ là không may gặp phải đối tượng lừa đảo.

20527210_10212069530925447_1173880276_n.jpg
Không thiếu những "con buôn" voucher trên chợ ảo. Ảnh minh họa

 
Thành viên tham gia các group này đến từ khắp nơi và không ai xác nhận, kiểm tra độ tin cậy của nguồn tin cũng như danh tính của họ. Vì vậy, bên cạnh những người buôn bán ngay thẳng cũng có những kẻ lợi dụng lòng tin để lừa lọc người mua. Những giao dịch hầu hết được thực hiện bằng việc chuyển tiền vào tài khoản, sau đó nhận voucher được gửi đến.

Rất nhiều thành viên đã bị lừa, sau khi chuyển tiền cọc không nhận được phiếu dịch vụ, hoặc nhận phiếu dịch vụ không có con dấu của nhà cung cấp, hoặc phiếu không đủ điều kiện như đã thông báo… Lúc này, việc truy tìm những kẻ lừa lọc ấy sẽ như mò kim đáy bể và cũng chẳng thể nhờ đến các cơ quan chức năng vào cuộc bởi đây là những giao dịch cá nhân qua mạng xã hội.

20624224_10212069530605439_1775014628_n.jpg
Người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ các thông tin trước khi mua phiếu quà tặng


Hơn lúc nào, người mua cần phải trở thành một người tiêu dùng thông thái dù là giao dịch trên mạng hay trực tiếp. Để làm như vậy, ngoài việc  tìm đến các nguồn tin cậy bằng việc kiểm tra các thông tin xác thực đầy đủ như số điện thoạị, địa chỉ người bán… người mua nên thực hiện những giao dịch an toàn tại những nơi an toàn.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm