pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những đề án, chương trình mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ
Nhiều chương trình phụ nữ khởi nghiệp diễn ra nhiều nơi trong thời gian qua
Ngày 30/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 2 đề án do TW Hội LHPN Việt Nam đề xuất, đó là Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết 1 số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027" và Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025".
Nội dung của Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025" có một mục tiêu quan trọng là: "Thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp mới thành lập của phụ nữ thông qua chuỗi các dịch vụ hỗ trợ chất lượng, bền vững, góp phần thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới".
Mục tiêu cụ thể của Đề án là hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 HTX/THT do phụ nữ quản lý; 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Trong khi đó, chủ đề được Hội LHPN Việt Nam phát động từ năm 2019 tới nay "An toàn cho phụ nữ và trẻ em" chính là một trong những hoạt động thực hiện Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017-2027".
Tiếp theo 2 Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2017, vào ngày 7/3/2018, tại Lạng Sơn, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Lễ ra quân "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2018-2020. Đây là sự cụ thể hóa, là một bước tiến cao hơn của chương trình phối hợp "Vận động phụ nữ vùng biên giới, hải đảo tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, hải đảo" giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP. Thông qua Chương trình để khơi dậy ý chí vươn lên, phát huy nội lực, cũng như huy động sự chung tay, góp sức của cộng đồng mà trước hết là các cấp Hội phụ nữ và lực lượng BĐBP trong cả nước nhằm chia sẻ một phần khó khăn của nhân dân, của phụ nữ ở các xã biên giới, hải đảo…
Triển khai từ năm 2018 đến nay, Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương đã đạt được những kết quả cụ thể với những con số ấn tượng: Gần 100 đơn vị, mạng lưới, hiệp hội, tổ chức nhận hỗ trợ các xã biên giới thuộc Chương trình; Theo kế hoạch đề ra năm 2018, Chương trình lựa chọn ít nhất 90 xã biên giới, hải đảo thuộc diện đặc biệt khó khăn, tuy nhiên sau khi phát động Chương trình đã có 110 xã biên giới đặc biệt khó khăn được các đơn vị nhận hỗ trợ (vượt 20 xã so với kế hoạch).
Ngoài ra, tính đến 3/2020, có 45 xã biên giới được các đơn vị thuộc tỉnh biên giới nhận hỗ trợ thêm theo phương thức tương tự, nâng tổng số xã được nhận hỗ trợ lên là 155 xã. Tổng nguồn lực từ năm 2018 đến nay đạt khoảng 107 tỷ đồng, trong đó riêng số tiền vận động qua Cổng thông tin nhân đạo 1400 là gần 4 tỷ đồng để hỗ trợ mô hình sinh kế tại 39 xã thuộc Chương trình. Hơn 300.000 người quan tâm và ủng hộ, quảng bá Chương trình qua tin nhắn, áo nhận diện Chương trình…
Về danh hiệu thi đua: Nhiệm kỳ 2012-2017, Hội LHPN Việt Nam trao tặng các danh hiệu cá nhân gồm: danh hiệu "Phụ nữ tiên tiến", "Phụ nữ xuất sắc" và "Phụ nữ tiêu biểu".
Hiện nay, nhiệm kỳ 2017-2022, theo nghị quyết ĐHĐBPNTQ lần thứ XII và Kế hoạch 65/KH-ĐCT không yêu cầu việc đăng ký thực hiện Phụ nữ thi đua mà chỉ yêu cầu về kết quả của Phụ nữ thi đua là các điển hình nên thống nhất quy định một danh hiệu thi đua đối với cá nhân "Phụ nữ tiêu biểu" nhằm tôn vinh hội viên, phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện PTTĐ, các cuộc vận động (Quy định về công tác Thi đua, Khen thưởng của Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam nhiệm kỳ 2017-2022 ban hành theo Quyết định 1266/QĐ-BCH ngày 19/3/2018).