Những “vú nuôi” xuyên quốc gia

02/07/2017 - 07:20
Với nguồn thu nhập cao hơn nhiều lần so với những công việc bình thường, việc bán sữa mẹ cho các công ty của Mỹ thu hút nhiều phụ nữ nghèo ở Campuchia.
Nghèo không có nghĩa phải bán sữa của mình

Cuối tháng 3/2017, Chính phủ Campuchia đã yêu cầu Bộ Y tế nước này ngăn chặn ngay việc mua và xuất khẩu sữa từ các bà mẹ ở Campuchia. Động thái này được đưa ra sau khi Bộ Y tế Campuchia và các bộ, ngành liên quan rà soát lại tính pháp lý của hoạt động xuất khẩu sữa mẹ diễn ra hơn 1 năm qua.

a1.jpg
Phụ nữ nghèo Campuchia, đối tượng bán sữa cho công ty Mỹ Ambrosia Lab

"Mặc dù Campuchia còn nghèo, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng điều đó không có nghĩa là những bà mẹ phải bán sữa mình để nuôi gia đình”, chỉ thị của Chính phủ nước này nêu rõ.

Campuchia quyết định cho dừng hoạt động của một công ty có tên là Ambrosia Labs có trụ sở ở bang Utah (Mỹ) chuyên thu mua và cung cấp sữa mẹ sang Mỹ. Ambrosia Labs đã trả tiền cho phụ nữ Campuchia bán sữa mẹ hàng ngày cho hãng. Phần lớn “đối tác” là những người phụ nữ nghèo sống ở Thủ đô Phnom Penh.

Sau khi được thu gom, sữa sẽ được vận chuyển sang Mỹ để thanh trùng và bán. Phía công ty Ambrosia Labs giải thích rằng mô hình hoạt động của họ khuyến khích phụ nữ Campuchia tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ, kiếm thêm thu nhập và giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt ở các ngân hàng sữa mẹ ở Mỹ.

a2.jpg

Được biết, hoạt động thu gom sữa mẹ ở Campuchia sau đó xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu cách đây 2 năm. Trong một cuộc trả lời báo chí, người sáng lập Công ty Ambrosia Labs nói rằng, ông biết việc kinh doanh là “không chính thống” nhưng đây là cơ hội tốt để phụ nữ Campuchia kiếm tiền.

 “Chúng tôi không muốn làm tổn thương phụ nữ, càng không muốn làm tổn thương con cái họ. Chúng tôi muốn tạo ra cơ hội để họ kiếm tiền”, đại diện Công ty Ambrosia Labs khẳng định. Ambrosia Labs nói, họ chỉ mua sữa từ những người mẹ đã cho con bú ít nhất 6 tháng - giới hạn tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới - và chỉ cho các bà mẹ cung cấp 2 đợt sữa một ngày.
 
Việc ngừng hoạt động công ty Ambrosia Labs đã khiến những bà mẹ nghèo ở Camphuchia thất vọng bởi công việc này giúp họ có thể kiếm tiền một cách dễ dàng hơn để trang trải cuộc sống.

Cô Chea Sam, một người mẹ 30 tuổi, chia sẻ: “Gia đình tôi nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Công việc bán sữa đã giúp tôi và gia đình cải thiện cuộc sống đáng kể trong khoảng thời gian gần đây. Tôi cùng nhiều bạn bè đã khóc khi công ty gọi chúng tôi đến và thông báo phải tạm dừng hoạt động. Chúng tôi thiết tha mong muốn Ambrosia Labs hoạt động trở lại. a4.jpg
Sữa từ Campuchia được tiệt trùng, đông lạnh và mang về Mỹ

Đằng sau công việc bán sữa là cuộc sống của các gia đình đang gắn bó với công ty”. Cô Sam kể rằng, cô bán sữa của mình 3 tháng sau khi sinh đứa con trai. “Tôi lấy sữa của mình 6 ngày/tuần và kiếm được 30.000-40.000 riel/ngày (tương đương 170 nghìn đồng - 220 nghìn đồng) tùy theo chất lượng sữa. Tôi nghèo và việc bán sữa giúp tôi rất nhiều”.

Tăng thu nhập hay bị lợi dụng?

Giá sữa mẹ bán ở thị trường Mỹ rất cao nhưng những người phụ nữ bán đi nguồn sữa của mình chỉ nhận được một khoản tiền ít ỏi. “Ngay cả khi phụ nữ đồng ý và tham gia vào việc bán sữa một cách tự nguyện thì đó cũng là giải pháp cuối cùng.a3.jpg

Họ thường không có lựa chọn khác vì phải đối mặt với áp lực kinh tế”, bà Ros Sopheap, Giám đốc của Tổ chức Giới và Phát triển phụ nữ Campuchia, chia sẻ. Khoảng 50 phụ nữ đã làm việc cho công ty Ambrosia Labs và được trả 7 USD/ngày (tương đương 150 nghìn đồng/ngày). 

Thông qua văn phòng đại diện nằm trong khu ngoại ô Stung Meanchey của thủ đô Phnom Penh, Ambrosia Labs thu mua sữa với giá 0,64 USD/29,5ml (tương đương 14.000 đồng) rồi tiệt trùng, đông lạnh và chuyển về Mỹ bán với giá 4 USD/29,5 ml.

Mặc dù đem lại thu nhập dễ dàng cho các bà mẹ ở Campuchia nhưng việc biến sữa mẹ thành mặt hàng buôn bán đã khiến nhiều người bức xúc. Họ quan ngại rằng công ty Ambrosia Lab thu mua sữa mẹ nhằm tạo ra sản phẩm với mức giá cao, trong khi chỉ để lại rất ít sữa cho các ngân hàng sữa phi lợi nhuận.a5.jpg
Ngoài ra, các nhà phê bình cho rằng việc làm này khuyến khích các bà mẹ bán sữa thay vì dùng để nuôi con họ. Bà Annuska Derks, nhà nghiên cứu các vấn đề của phụ nữ Campuchia, cho biết: “Các bà mẹ phải làm việc nhiều giờ và không có thời gian ở bên con. Vì vậy, họ không thể cho con bú được lâu”. Bà bày tỏ lo lắng rằng sẽ xuất hiện một “nông trại sữa mẹ” ở Campuchia để cung cấp cho thị trường Mỹ.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng cho rằng, việc thương mại sữa mẹ chính là sự bóc lột phụ nữ và nguồn sữa mẹ dư thừa nên được phân phối, sử dụng ngay tại Campuchia, nơi mà nhiều trẻ sơ sinh đang thiếu dinh dưỡng, thiếu nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ có thể được xem như mô người, không khác gì máu, vì thế cần cấm thương mại hóa.

Bà Debora Comini, đại diện UNICEF ở Campuchia, cho biết: “Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ em ở Campuchia bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đã giảm đáng kể, từ 75% năm 2010 xuống còn 65% hiện nay.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm