Nỗi truân chuyên của vợ thuyền viên bị cướp biển bắt

26/10/2016 - 16:25
Hơn 4 năm bị cướp biển Somalia bắt cóc, cùng với nỗi lo chồng bị sát hại, những người vợ của các thuyền viên này còn gánh trên vai cuộc sống của cả gia đình cùng món nợ đi xuất khẩu lao động do chồng để lại.

Khoảng 14h ngày 25/10, chuyến bay chở 3 thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt cóc hơn 4 năm về trước đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Hơn 4 năm xa cách, thật khó diễn tả được cảm xúc của những người thân cũng như các thuyền viên trong giây phút gặp mặt. Không ai cầm được những giọt nước mắt sung sướng.

Ôm người con trai vừa “thoát nạn” thần kỳ trở về, ông Phan Xuân Linh (71 tuổi) bố của thuyền viên Phan Xuân Phương (27 tuổi) nói: “Con trai tôi đây rồi, tôi được ôm con bằng xương bằng thịt chứ không phải là giấc mơ. Từ bây giờ, tôi chẳng cho nó đi đâu nữa”.

ong-linh.jpg
Ông Linh bật khóc trong giây phút đoàn tụ với con trai (Ảnh TL)

Mặc dù về nước từ chiều 25/10 nhưng đến chiều 26/10, mới có thuyền viên Phan Xuân Phương về tới nhà còn 2 thuyền viên khác là Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Văn Hạ ở Hà Tĩnh phải đến tới mới về tới nhà. Người thân một gia đình thuyền viên cho biết, suốt từ khi về nước, các thuyền viên phải khám sức khỏe, đến sáng nay lại phải làm các thủ tục cần thiết nên phải đến đêm nay các thuyền viên mới về đến quê nhà.

14881193_2149922685232348_486795868_o.jpg
 Thuyền viên Phan Xuân Phương trong vòng tay của người thân tại quê nhà.


Ông Trương Công Bình -  Bí thư Đảng ủy phường Kỳ Trinh (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) -  nơi gia đình thuyền viên Nguyễn Văn Xuân (35 tuổi) sinh sống, cho biết: Từ lãnh đạo địa phương cho đến người dân ai cũng hồi hộp chờ đợi giây phút được gặp anh Xuân.

“Chúng tôi vẫn dõi theo thông tin và biết phải tầm 10h đêm nay anh Xuân mới về đến nhà. Lúc đó, chắc chắn lãnh đạo phường cũng như người dân sẽ đến nhà anh Xuân để chúc mừng sự kiện trọng đại này”, ông Bình nói.

anh-xuan-2.jpg
Anh Xuân hạnh phúc khi ôm đứa con vào lòng (Ảnh Quang Thế)

Cũng theo ông Bình, từ ngày biết tin anh Xuân bị cướp biển Somalia bắt cóc, dư luận tại địa phương rất xôn xao. Theo thời gian, mọi thông tin về anh Xuân cũng biệt tăm nên không ai tin anh Xuân vẫn còn sống sót. Mới đây, khi hay tin anh Xuân được thả tự do và bình an vô sự không chỉ người nhà mà người dân địa phương ai cũng vui mừng.

Ông Bình cũng nói rằng, vì hoàn cảnh khó khăn nên anh Xuân mới phải đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, khi chưa có tiền gửi về thì anh Xuân đã bị bắt giữ. Ở quê nhà, không chỉ lo lắng cho sự an nguy của chồng mà chị Quỳnh (vợ anh Xuân) còn phải một mình nuôi 3 con nhỏ. Ngoài mấy sào ruộng, lúc nông nhàn ai thuê gì chị Quỳnh làm nấy để kiếm thêm thu nhập nuôi con.

Bố mẹ anh Xuân đều đã ngoài 80. Nhà đông con, kinh tế khó khăn, ông bà lại già cả nên chẳng giúp được nhiều cho con dâu và các cháu. Hiện tại, gia đình chị Quỳnh vẫn là hộ nghèo của phường.

Ông Bình nói rằng, anh Xuân trở về với gia đình bình yên vô sự là điều may mắn vô cùng lớn. Tuy nhiên, trước mắt gia đình anh Bình cũng sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Ngay từ bây giờ, lãnh đạo phường Kỳ Trinh đã xem xét đến các phương án nhằm hỗ trợ cho hoàn cảnh gia đình đặc biệt này.

Cùng chung nỗi đau, nỗi lo ấy, chị Bùi Thị Lệ, vợ thuyền viên Nguyễn Văn Hạ (xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn có phần vất vả hơn. Khi đang mang bầu tháng cuối thì chồng chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Bà Lê Thị Hương, mẹ chị Lệ, kể lại: “Hai vợ chồng nó có 3 đứa con, trong đó con trai út chưa một lần nhìn thấy mặt cha. Ngày đầu tiên nó ra biển cũng là ngày con gái tôi đẻ cháu Vinh (cháu út). Hạ đi xuất khẩu lao động chưa đầy tháng thì gia đình được tin bị cướp biển bắt”. Vừa sinh con xong, chị Lệ tất tả ra Hà Nội ngóng tin chồng. Suốt bất nhiêu năm vừa ngóng tin chồng vừa chăm 3 con.

4.jpg
Căn nhà nghèo khó của gia đình anh Xuân tại quê nhà.

Cùng có hoàn cảnh khó khăn không kém là trường hợp gia đình thuyền viên Phan Xuân Phương, xóm Đông Hưng, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Anh Phương là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em. Các anh chị em trong gia đình anh Phương đều khốn khó, mỗi người phiêu dạt một nơi mưu sinh.

Bố mẹ anh Phương đều tuổi cao, sức yếu. Sau khi nhận được tin giữ con trai bị cướp biển bắt cóc, mẹ anh Phương là bà Lê Thị Hòa (59 tuổi) buồn bã rồi lâm bệnh. Hai năm nay, bà Hòa bị liệt nằm một chỗ. Anh Phương trở về là niềm vui quá lớn đối với gia đình. Thế nhưng chắc chắn sau cuộc đoàn viên, anh Phương cũng như các thành viên trong gia đình lại phải đối diện với cuộc sống mưu sinh. Món nợ mấy chục triệu đồng từ ngày anh Phương vay để xuất ngoại vẫn chưa thể trả.

Giây phút các thuyền viên đặt chân lên đất mẹ:


(Nguồn: vnexpress.net)

 

Tháng 3/2012, ba thuyền viên Nguyễn Văn Hạ (35 tuổi, trú xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh), Nguyễn Văn Xuân (27 tuổi, trú phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Phan Xuân Phương (35 tuổi, trú xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn, Nghệ An) đang làm việc trên tàu Naham thì bị hải tặc Somalia bắt giữ. Sau đó, gia đình không ai còn liên lạc được với nhóm thuyền viên. Cuối tuần qua, 3 thuyền viên Việt Nam trong số nhóm thuyền viên châu Á được cướp biển Somalia trả tự do và chiều 25/10/2016, 3 thuyền viên đã về tói sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm