Nữ nhà văn dạy con cho đi nhiều hơn nhận lại

Phương Liên
22/12/2019 - 22:40
Nữ nhà văn dạy con cho đi nhiều hơn nhận lại
Tôi luôn vui vẻ và cảm thấy rất hài lòng khi được cho đi hơn là nhận lại. Đây cũng là bài học mà vợ chồng tôi đang cố gắng dạy cho những đứa con của mình, không chỉ trong mùa lễ hội.
Cách dạy con cho đi nhiều hơn nhận lại - Ảnh 1.

Sarah Cottrell - một nhà văn nổi tiếng của các serie trên tạp chí Scarry Mommy, đồng tác giả của một loạt các cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại trên New York Times

Sarah Cottrell - một nhà văn nổi tiếng của các serie trên tạp chí Scarry Mommy, đồng tác giả của một loạt các cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại trên New York Times mới đây đã có chia sẻ gây chú ý về cách cô dạy và tạo hứng thú cho các con mình cho đi nhiều hơn nhận lại. Chia sẻ của cô đã được các bà mẹ truyền tay nhau và làm tham khảo hàng đầu trong cách nuôi dạy con cái.

Sarah Cottrell viết:

Không thể phủ nhận rằng khi tôi nhìn thấy một nụ cười ấm áp từ người nhận được quà của tôi, điều đó khiến trái tim tôi như tan chảy. Đó là một cảm giác gây nghiện mà tôi muốn con mình biết rõ. 

Đó cũng là lý do tại sao trong năm vừa qua, những đứa trẻ của tôi đã nhận được những bài học để thay đổi thói quen hàng ngày của chúng về cách giúp đỡ người khác hơn là tự giúp mình. 

Mặc dù việc cho đi trong những ngày lễ là một điều tốt đẹp nhưng việc áp dụng hành động đó quanh năm mới là cách thực sự xây dựng tính cách, thái độ hào phóng tốt đẹp cho những đứa trẻ. Đó cũng là món quà tốt nhất vợ chồng tôi có thể tặng cho chúng với tư cách là cha mẹ.

Khởi đầu từ việc nhỏ

Bài học đầu tiên về sự hào phóng, chúng tôi đã nói với những đứa trẻ của mình là bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Mỗi người trong nhà đều phụ trách một việc vặt nào đó. Chồng tôi và tôi luôn thách thức các con tìm ra ít nhất một cách để giúp đỡ nhau trong công việc hàng ngày. Ví dụ, đứa con lớn nhất của tôi chịu trách nhiệm mang tất cả quần áo bẩn đến phòng giặt và giúp mẹ sắp xếp nó. 

Em trai và em gái sẽ giúp anh bằng cách nhặt hết quần áo bẩn trong các phòng ngủ và cho vào giỏ giặt trong phòng tắm. Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng hai đứa bé biết rằng chúng đang làm điều này để công việc của anh trai được dễ dàng hơn và bản thân chúng cũng cảm thấy vui khi làm việc đó. 

Tạo thói quen hàng ngày

Chính thói quen hàng ngày của chúng ta tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa. Sau khi gia đình chúng tôi quen với việc tìm cách giúp đỡ nhau làm việc vặt, chồng tôi và tôi thấy rằng tinh thần cố gắng trở nên hữu ích đã tràn vào những phần khác trong thói quen hàng ngày của mình. Ví dụ, đứa lớn nhất của chúng tôi đã giúp em trai của mình làm bài tập toán về nhà mỗi tối. Không ai yêu cầu thằng bé làm điều đó nhưng sau hai tháng qua, việc này đã trở thành thói quen hàng ngày của chúng. 

Đổi lại, con trai út của chúng tôi giúp anh trai mình làm bài tập đọc bằng cách ngồi và lắng nghe anh đọc những chương mới nhất của bất cứ cuốn sách nào. Việc này không cần thiết nhưng nó làm cho cả hai đều cảm thấy được hỗ trợ và tâm trạng tốt.

Tình nguyện ngoài phạm vi nhà

Chúng tôi cũng dạy các con mình việc cho đi tốt hơn nhận lại ngoài phạm vi căn nhà của mình. Chúng tôi đã nói chuyện và quyết định rằng chúng tôi muốn giúp đỡ cộng đồng của mình trở thành một nơi tuyệt vời. Vì vậy, chúng tôi tình nguyện làm công ích tại trường học của các con.

Trong mùa Halloween, chúng tôi đã cùng nhau tham gia dựng lên một ngôi nhà ma, nơi lũ trẻ con ở địa phương có thể tới chơi thỏa thích vào ngày lễ hội. Chúng tôi khiến các con nhận ra rằng, dành hàng giờ làm việc để tạo ra một thứ gì đó đặc biệt bổ ích còn hơn rất nhiều so với việc dựng nên một quầy bar toàn kẹo (mặc dù đó cũng là một phần thưởng khá ngọt ngào).

Nữ nhà văn dạy con cho đi nhiều hơn nhận lại - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hiểu động cơ cho đi

Các con của tôi đã học được giá trị của việc cho đi và hiểu tại sao chúng có thể cảm thấy tốt hơn nhiều so với việc nhận lại. Nhưng một bài học mà chúng tôi muốn các con thực sự hiểu là một phần của việc cho đi là không mong đợi những lời khen hay tiền thưởng. Quan điểm của việc cho đi là giúp đỡ những người cần được giúp. Vì vậy, chúng tôi đã rất cởi mở với các con về cách chúng tôi dành thời gian và tiền bạc mà không cần người khác phải biết đến.  

Chúng tôi đã gửi các thẻ quà tặng của cửa hàng tạp hóa cho các giáo viên tại trường học địa phương. Chúng tôi biết rằng mất an toàn thực phẩm là mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc học của nhiều trẻ em và chúng tôi không muốn chúng phải cố gắng chiến đấu với cái bụng trống rỗng khi đi học. Vì vậy, chúng tôi lặng lẽ tài trợ tủ đựng thức ăn để giáo viên có thể đảm bảo những đứa trẻ có được thức ăn không bị ôi thiu. 

Chúng tôi đã yêu cầu những đứa trẻ của mình tham gia việc này bằng cách chọn các loại đồ ăn nhẹ để gửi cùng với thẻ quà tặng. Bằng việc đó, các con tôi có thể thấy chúng tôi đang giúp đỡ trường học của chúng như thế nào nhưng chúng cũng được chứng kiến rằng chúng tôi  đang làm điều đó một cách lặng lẽ và không nhận về lời khen ngợi nào. Chúng sẽ hiểu đây mới là quan điểm thực sự của sự hào phóng.

Với những bước nhỏ hướng tới việc tạo thói quen hàng ngày, mỗi gia đình có thể tìm ra những cách đơn giản và hài lòng để giúp con cái  học được món quà thực sự đáng chú ý là cho đi nhiều hơn là nhận lại.

Nguồn: Mom
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm