Joan Calamayan đã tập hợp với khoảng 50 phụ nữ trẻ khác tại một trung tâm cộng đồng xanh tươi sáng ở làng Kalabaza, Philippines. Nhiều phụ nữ đã đi bộ từ những ngôi làng xa xôi để tham dự sự kiện trong ngày: Họ đã đến để học hỏi - và tiếp cận được về kế hoạch hóa gia đình, tiếp cận biện pháp tránh thai hiện đại.
Đã có rất đông phụ nữ tập trung ở sân bóng rổ ngoài trời. "Hôm nay chúng ta sẽ nói về KHHGĐ và số lượng người trong gia đình bạn," Benjamin Lucas, một cộng tác viên về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyên bố.
Xung quanh anh ấy, những phụ nữ và gia đình họ chăm chú lắng nghe khi anh thảo luận về các loại thuốc tránh thai khác nhau.
“Tôi có ba đứa con: 8 tuổi, 5 tuổi và 1 tuổi”, chị Calamayan, 24 tuổi, nói, “Cuộc sống có thể khó khăn, và trẻ em là những người đau khổ khi không có thức ăn để ăn. Các con tôi cần đi học. Tôi không muốn mang thai nữa”... Và, cô ấy không đơn độc.
Ở Philippines, 49% phụ nữ chưa lập gia đình, có sinh hoạt tình dục và 17% phụ nữ đã lập gia đình có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng cho kế hoạch hóa gia đình - đó là theo khảo sát về nhân khẩu học và sức khỏe năm 2017.
Mở rộng lựa chọn kế hoạch hóa gia đình
Sự kiện của anh Lucas là một phần của dự án do Qũy dân số Liên hợp quốc (UNFPA) hỗ trợ, đã được khởi động từ tháng 8/2017 đến nay để cung cấp cho phụ nữ quyền tiếp cận với nhiều lựa chọn tránh thai được mở rộng.
Tiếp cận với một loạt các lựa chọn tránh thai là rất quan trọng để hoàn thành quyền con người đối với kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, quá nhiều phụ nữ thiếu kiến thức về và tiếp cận với những lựa chọn phù hợp với họ.
Vào tháng 11/2017, khi lệnh cấm mua bán, phân phối, quản lý liên quan đến các sản phẩm cấy ghép tránh thai được Tòa án tối cao Philippines dỡ bỏ thì việc cấy ghép đã bắt đầu được hiện phổ biến hơn, đặc biệt là với phụ nữ ở các cộng đồng nghèo.
"Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều có quyền lựa chọn phương pháp lập kế hoạch hóa gia đình phù hợp với nhu cầu của mình để không ai bị bỏ lại phía sau", Klaus Beck, đại diện của UNFPA tại Philippines cho biết. Tổ chức này cũng đang làm việc với Hội Phụ nữ về hoạt động kế hoạch hóa gia đình đến năm 2020, sẽ cung cấp cho 40.000 phụ nữ tiếp cận cấy ghép tránh thai ở 14 khu vực, bao gồm cả cộng đồng xa xôi với người dân bản địa.
Phụ nữ bản địa thường sống ở các khu vực cô lập về mặt địa lý với các dịch vụ y tế kém. Họ cũng có xu hướng có ít cơ hội giáo dục và kinh tế hơn, điều này có thể hạn chế tiếp cận với kế hoạch hóa gia đình của họ.
“Tôi rất vui vì hoạt động lập kế hoạch hóa gia đình này đang diễn ra tại cộng đồng Ugad của chúng tôi,” trưởng làng Estelita Guiuo, 63 tuổi, từ cộng đồng bản địa Ibanag nói. Bà mỉm cười khi những người phụ nữ Ibanag khác nhận được thông tin về cấy ghép tránh thai. “Trong khi một số phụ nữ muốn mang thai, những người khác thì không. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phụ nữ có sự lựa chọn đó, ” bà nói.
Con đường thoát nghèo
Các cuộc phỏng vấn cho thấy nhiều phụ nữ xem kế hoạch hóa gia đình như một con đường thoát khỏi đói nghèo. "Cuộc sống là khó khăn", Hannah Gumaro, 23 tuổi, người đã chọn để nhận cấy ghép tránh thai cho biết. Cô là người mẹ của hai đứa con và chồng là một công nhân xây dựng. Họ không sẵn sàng về tài chính cho việc sinh thêm một đứa trẻ khác, cô nói. “Chị dâu của tôi nói với tôi về dự án kế hoạch hóa gia đình này, và nó rất hữu ích. Tôi không muốn có thai ngay bây giờ vì chúng tôi đã có hai đứa con mà chúng tôi phải chăm sóc. ”