pnvnonline@phunuvietnam.vn
Phụ nữ khi ngủ có 4 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang lão hóa rất nhanh
Ảnh minh họa
Nhắc đến các dấu hiệu lão hóa, chị em phụ nữ thường nghĩ ngay tới làn da, mái tóc, vóc dáng mà quên đi rằng giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng.
Lão hóa là quy luật tự nhiên, chẳng ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa ở mỗi người là khác nhau. Đó là lý do khiến có nhiều người trẻ lâu so với tuổi nhưng lại có những người già đi rất nhanh.
Không kể tới tuổi tác, nếu chị em có 4 bất thường này khi ngủ ban đêm chứng tỏ cơ thể đang lão hóa rất nhanh, cần hết sức lưu ý:
1. Chất lượng giấc ngủ kém
Lão hóa thường đi kèm với chất lượng giấc ngủ giảm sút. Vì vậy nên người già thường khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Nhưng nếu bạn chưa bước sang tuổi 50 mà đã thường xuyên gặp tình trạng này, cộng thêm mệt mỏi khi thức dậy thì có nghĩa là cơ thể lão hóa nhanh hơn bình thường.
Bởi vì khi lão hóa nhanh, sự trao đổi chất trong cơ thể không còn tốt như trước. Chưa kể, các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, dạ dày, tim, phổi… cũng bị suy giảm chức năng ở các mức độ khác nhau, nhất là vào ban đêm. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của chị em.
Chưa kể tới, lão hóa nhanh đi kèm với những thay đổi trong sản xuất hormone của cơ thể, chẳng hạn như melatonin và cortisol. Do cơ thể tiết ra ít melatonin hơn, trong khi chất này thường được sản xuất để đáp ứng với bóng tối, giúp thúc đẩy giấc ngủ bằng cách điều phối nhịp sinh học. Ngược lại, cortisol bị tiết ra nhiều hơn, loại hormone này hoạt động trái ngược với hormone melatonin. Dẫn tới mất ngủ, khó ngủ do suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc, trạng thái tinh thần không ổn định.
2. Đổ mồ hôi đêm
Đổ mồ hôi khi ngủ thường xuất hiện ở giai đoạn mãn kinh của phụ nữ. Tuy nhiên, lão hóa sớm sẽ gây ra tình trạng thường xuyên bị đổ mồ hôi lúc ngủ, nhất là vào ban đêm dù ở độ tuổi nào.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ đổ mồ hôi về đêm là do lượng estrogen thay đổi. Đó cũng là lý do mà phụ nữ mãn kinh thường gặp tình trạng này, thường được gọi là “bốc hỏa”.
Bởi vì khi cơ thể lão hóa nhanh tức là estrogen cũng không ổn định và bị giảm đi nhiều. Điều này gây ra các triệu chứng bất thường khi ngủ bao gồm tăng tiết mồ hôi, bứt rứt trong người. Từ đó khiến cho chị em khó ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó khăn để ngủ lại.
3. Hay bị chuột rút chân
Y học giải thích chuột rút (dấu hiệu charley horse) là sự co rút đột ngột, ngắn, tự động, và gây đau của một cơ hoặc một nhóm cơ. Các cơn chuột rút do lão hóa nhanh thường xảy ra hơn sau khi vận động mạnh, tập thể dục hoặc vào ban đêm, kể cả trong khi ngủ. Chuột rút chân vào ban đêm thường xảy ra ở bắp chân và gây gấp bàn chân và các ngón chân.
Ảnh minh họa
Lý do mà phụ nữ lão hóa sớm thường bị chuột rút chân ban đêm hơn là vì thiếu oxy cung cấp cho cơ hoặc rối loạn một số chất điện giải quan trọng như thiếu canxi hoặc kali máu. Hiện tượng này sẽ thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Trong đó, sự thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng chuột rút ở chân khi chúng ta ngủ vào ban đêm.
Sau khi lão hóa , cơ thể sẽ mất canxi nhanh nhưng đồng thời lại rơi vào trạng thái hấp thụ canxi chậm hơn và kém hơn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc loãng xương, xương khớp yếu hơn, dễ bị co thắt cơ hơn, nhất là ở chi dưới.
Phụ nữ lão hóa nhanh, mãn kinh sớm cũng thường bị đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút chân ban đêm. Từ đó gây ra đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Sau đó, việc mất ngủ, ngủ kém lại khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn. Cứ như vậy trở thành một vòng luẩn quẩn khiến chị em ngày càng già nhanh, sức khỏe suy yếu và làm giảm tuổi thọ.
4. Hay tiểu đêm
Cần phải hiểu rằng bàng quang có khả năng chứa khoảng 300 - 400 ml dung dịch, khi đầy bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não bộ tạo ra phản xạ đi tiểu.
Tuy nhiên phản xạ này còn có thể được điều hòa bằng thần kinh theo ý muốn vì vậy ban đêm khi ngủ thần kinh con người sẽ ức chế để bàng quang không co bóp tạo phản xạ đi tiểu giúp duy trì giấc ngủ ngon. Nhưng khi chúng ta già đi, chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm, bao gồm cả thận, bàng quang và hệ thống não bộ. Như vậy, lão hóa càng sớm thì tình trạng tiểu đêm sẽ càng xuất hiện nhanh hơn.
Ảnh minh họa
Tiểu đêm được tính là tình trạng tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong khoảng thời gian dài. Thậm chí đây còn là một chứng bệnh có tỷ lệ mắc tỷ lệ thuận với độ tuổi. Tỷ lệ bệnh hiện hành tăng theo độ tuổi lên tới 50% ở nhóm tuổi trên 50.
Hơn nữa, đây cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nên tốt nhất, nếu bạn thường bị thức giấc và đi tiểu 2 lần trở lên mỗi đêm trong thời gian trên 1 tuần thì tốt nhất là nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.