pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chia sẻ thông tin về hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới giữa Việt Nam và Tây Ban Nha
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga và Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Carmen Cano De Lasala đã cùng nhau chia sẻ về kết quả cũng như hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới giữa Việt Nam và Tây Ban Nha.
Những khoảng trống trong công tác cán bộ nữ, nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ
Qua thực tiễn, việc thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lĩnh vực tham chính ở Việt Nam có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên theo TS Phan Thuận, Học viện Chính trị Khu vực IV, nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ vẫn còn bộc lộ một số khoảng trống, cần có giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thời gian tới.
Tìm giải pháp căn cơ "Nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ"
Chiều 21/8, tại Hà Nội, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh chủ trì Hội thảo khoa học "Nâng cao quyền năng chính trị cho phụ nữ - Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới".
Nhóm nữ đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội
Nhóm nữ đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ đã có buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội vào chiều nay 31/5.
4 đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử
Với hiểu biết sâu sắc vốn có về các vấn đề của giới, về xã hội, gia đình, nữ đại biểu dân cử thường làm tốt trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đã được luật định trong thực hiện công việc của mình.
"Mạng lưới Lãnh đạo nữ tự tin hội nhập" góp phần thúc đẩy phụ nữ tham chính
UNDP và Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề ra phương hướng tiếp tục vận động nguồn lực để đầu tư cho Mạng lưới Lãnh đạo nữ tự tin hội nhập ở Thái Bình, Nghệ An, Kon Tum và nhân rộng sang các địa bàn khác
UNDP tại Việt Nam: Tỷ lệ phụ nữ ở vị trí lãnh đạo thôn bản còn thấp
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, trong số 812 thôn được khảo sát năm 2019, chỉ có 101 thôn (chiếm 12%) có lãnh đạo là nữ, 88% còn lại là trưởng thôn nam. Điều đó cho thấy thách thức đối với phụ nữ tham gia cơ quan quản lý ở cấp thôn bản là rất lớn.
Rào cản văn hóa và đe dọa bạo lực với phụ nữ tham chính ở Kenya
Dù được quy định trong luật pháp, bình đẳng giới trong chính trường Kenya vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối của đất nước này. Những phụ nữ tranh cử vào các vị trí tại các cơ quan quyền lực ở Kenya luôn gặp các rào cản về văn hóa, xã hội, tài chính… thậm chí là mục tiêu của nhiều vụ việc phỉ báng danh dự và bạo lực.
Kinh nghiệm thúc đẩy phụ nữ tham chính của một số nước
Theo cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), sự tham gia chính trị của phụ nữ là điều kiện tiên quyết cơ bản cho bình đẳng giới và dân chủ thực sự, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia trực tiếp của phụ nữ vào quá trình ra quyết định công.
Phụ nữ hãy chủ động vượt qua rào cản định kiến giới
Tôi nghĩ rào cản lớn nhất đối với phụ nữ tham chính đó là định kiến giới. Nam giới đa phần không phải làm việc nhà, chăm con. Nếu như họ san sẻ việc nhà với phụ nữ thì cơ hội tham chính của phụ nữ sẽ nhiều hơn.