Phụ nữ Thủ đô hiến kế để "làm sạch thế giới từ gia đình"

H.Y
18/09/2021 - 17:13
Phụ nữ Thủ đô hiến kế để "làm sạch thế giới từ gia đình"

Hội viên phụ nữ chia sẻ cách xử lý rác làm phân hữu cơ

Ngày 18/9, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến "Làm sạch từ gia đình", nhằm hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2021.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, những năm qua, Hội LHPN Hà Nội luôn coi trọng tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường với sức khỏe của phụ nữ và gia đình; vận động hội viên, phụ nữ thực hiện các phong trào, cuộc vận động, các mô hình cụ thể, thiết thực để lôi cuốn đông đảo phụ nữ, người dân tham gia bảo vệ môi trường. Rõ ràng, vai trò quan trọng của gia đình, của mỗi người phụ nữ trong việc đi đầu, làm gương cho các thành viên về nâng cao ý thức và sẵn sàng hành động để bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng.

Phụ nữ Thủ đô hiến kế để "làm sạch thế giới từ gia đình" - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương phát biểu tại toạ đàm

Tại buổi toạ đàm, các cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ nhiều mô hình hay, sáng tạo về việc xử lý rác tại gia đình; cách tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các thành viên gia đình… Tiêu biểu như: Cách làm đồ chơi cho trẻ em, cách phân loại rác, sử dụng rác làm phân hữu cơ của MC Minh Trang; cách tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các thành viên gia đình và người dân của chị Lê Thị Huế (thôn Nghĩa Vũ, huyện Đông Anh); cách vận động nông dân không lạm dụng phân hóa học để bón cho cây trồng, thay thế bằng phân hữu cơ của bà Đặng Hồng Chúc (thôn Quảng Hội, huyện Sóc Sơn)…

Phụ nữ Thủ đô hiến kế để "làm sạch thế giới từ gia đình" - Ảnh 2.

MC Minh Trang chia sẻ cách làm đồ chơi cho trẻ em, cách phân loại rác, sử dụng rác làm phân hữu cơ

Dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ quan điểm, các đại biểu đều thống nhất rằng, để thay đổi nhận thức và hành vi với môi trường thì phải kiên trì, không thể ngày một ngày hai mà hiệu quả, mà phải một thời gian dài mới thấy tác dụng. Bởi lẽ, nhiều người dân còn ngại ngần khi cho rằng việc sử dụng, phân loại, tái chế rác rất mất thời gian, hiệu quả không tức thời, đôi khi làm sai lại mất công, dễ gây chán nản.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm