Quan hệ mẹ chồng nàng dâu Việt trong mắt 1 người nước ngoài

01/06/2017 - 20:00
“Có vẻ những người phụ nữ Việt Nam sợ mẹ chồng hơn là sợ chồng của họ. Cô ấy không thể đi ra ngoài vào buổi tối nếu thích và cũng không mang con ra ngoài buổi tối mà không có sự cho phép của mẹ chồng”.

Ông David Devin, từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong 21 năm tại 25 quốc gia. Năm 2009, ông trở lại Việt Nam, nơi ông từng sống 7 năm trong quá trình công tác. Ngoài công việc hiện tại là giảng viên tiếng Anh và viết sách, ông còn dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong vai trò một nhà hoạt động tích cực vì quyền lợi của phụ nữ tại Việt Nam, giúp phụ nữ thành công và hạnh phúc hơn. Khi chia sẻ về cách để “Phụ nữ lãnh đạo bằng yêu thương” ông đã có những góc nhìn, chia sẻ rất thú vị về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ở Việt Nam. Ông cho biết:

Hầu hết đàn ông Việt Nam đều có thói quen ra ngoài hội họp với bạn bè trong khi vợ của họ đa số là ở nhà lo làm việc nhà. Dưới 50% những người phụ nữ đã kết hôn ra khỏi nhà vào buổi tối, dù là một lần một tuần. Có rất nhiều phụ nữ thành phố đã kết hôn nói với tôi rằng “Nếu em tham gia lớp học của thầy vào buổi tối, chồng em sẽ nói với mẹ của anh ta và bà ấy sẽ rất tức giận với em”. Có vẻ những người phụ nữ này sợ mẹ chồng hơn sợ chồng của họ. Tại sao tất cả những điều này lại vẫn diễn ra, thật sự vượt quá khả năng hiểu của tôi".

Tôi có một người bạn Việt Nam và tôi từng dạy tiếng Anh cho con gái của cô ấy. Cô ấy có một công việc ổn định, có lương cao, có một ngôi nhà lớn và một gia đình rất tuyệt. Cô ấy kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Tuy nhiên, chồng cô ấy hiện đang gây áp lực, bắt cô ấy phải bỏ việc và đến sống với mẹ chồng để chăm sóc mẹ anh ta bởi vì bà ấy đang già dần và yếu.

david-1-b4d50.jpg
Ông David: "Tôi đã khuyên cô ấy không nên làm như vậy bởi vì điều đó sẽ kết thúc sự nghiệp của cô ấy và cô ấy sẽ trở thành nô lệ cho mẹ chồng mình. Và dù, cô ấy có làm việc chăm chỉ đến thế nào để chăm sóc người già, mẹ chồng cô ấy cũng sẽ không bao giờ đánh giá cao điều đó mà chỉ đòi hỏi sự chăm sóc ngày càng nhiều hơn mà thôi". 

Tôi cũng lại biết một người phụ nữ hiện đang làm quản lý một trung tâm tiếng Anh với hơn 1.000 học sinh, 110 nhân viên bao gồm 30 giáo viên nước ngoài, 60 giáo viên Việt Nam và nhiều nhân viên hành chính khác. Cô ấy kết hôn. Chồng cô ấy đi làm xa, cách nhà 7 giờ đi ô tô và cô ấy sống chung với mẹ chồng. Cô ấy đã không thể đi ra ngoài vào buổi tối nếu thích và cũng không mang con ra ngoài buổi tối mà không có sự cho phép của mẹ chồng. Khi cô mua quần áo cho con gái, mẹ chồng cô sẽ la mắng và cho con gái cô mặc những thứ quần áo mà bà đã chuẩn bị sẵn. Tất cả những điều này sẽ không được phụ nữ phương Tây tha thứ nhưng đó lại là sự thật mà nhiều người vợ Việt Nam vẫn đang phải đối mặt.

me-chong-nang-dau.jpg
"Vì vậy, tôi có lời khuyên rằng – rằng tôi biết đó sẽ là điều gây tranh cãi, đó là trước khi kết hôn, bạn phải thương lượng rõ về “vị trí” của bạn với chồng bạn và mẹ chồng. Bạn nên cân nhắc chuyện không nên sống chung".  (Ảnh minh họa)

Nếu bạn và chồng không đủ tiền để thuê nhà thì hãy chậm việc kết hôn lại. Bạn sẽ phải có căn hộ chỉ dành cho bạn, chồng bạn và những đứa trẻ của bạn. Và đừng đưa cho mẹ chồng của bạn chìa khóa hoặc là khiến bà ấy có cảm giác rằng bà ấy có thể ghé thăm bất cứ khi nào bà ấy muốn và bao lâu cũng được.

Bạn phải nói với mẹ chồng tương lai của mình rằng “Con yêu mẹ như mẹ đẻ của con nhưng con không sống cùng mẹ đẻ của mình cũng như không sống cùng mẹ”. Bạn sẽ không bao giờ thành công trong cả hôn nhân hay trong sự nghiệp nếu bạn kết hôn với một người đàn ông yêu mẹ anh ta hơn yêu bạn và sử dụng mẹ anh ta để bắt nạt bạn.

8.jpg
 Ông David đang ký tặng các độc giả nữ trẻ cuốn sách nổi tiếng của ông "Phụ nữ lãnh đạo bằng yêu thương" (NXB Phụ nữ, 2015).
Kết lại, bạn không thể chọn mẹ chồng nhưng bạn có thể chọn chồng cho mình. Và bạn cần làm cho rõ ràng với anh ấy và mẹ anh ấy rằng là một người vợ tốt và con dâu tốt không có nghĩa là bạn sẽ trở thành nô lệ cho bất cứ ai trong số họ. Bạn sẽ biết ơn, kính trọng và cố gắng hết mình để khiến họ hạnh phúc nhưng bạn và những yêu cầu của bạn cần được đặt lên trước.

Hôn nhân của bạn không phải 50-50, sự cân bằng. Bạn là người chủ động và điều đó có nghĩa là bạn sẽ lắng nghe cả hai người họ, nhưng bạn sẽ đưa ra quyết định sau cùng cho mọi việc mà có liên quan tới bạn và chồng, con của bạn. Bạn không có nghĩa vụ phải làm cho những việc mà  bạn không muốn với bất cứ ai trong số họ. Và bạn sẽ không tha thứ cho bất cứ sự thô lỗ nào từ mẹ chồng của bạn.

Sự yêu thương và tôn trọng mà bạn dành cho bà ấy phải là hai chiều. Cũng như với các con bạn mẹ chồng bạn luôn luôn được chào đón khi bà ấy đến thăm các cháu mình và bọn trẻ có thể đến thăm bà, nếu bà ấy hỏi ý kiến bạn trước nhưng bà sẽ không được bảo bạn phải nuôi dạy con cái bạn như thế nào!"

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm