Quyết định chia tay thành phố sôi động về chăm sóc mẹ ốm

Thủy Kiều
07/06/2022 - 20:00
Quyết định chia tay thành phố sôi động về chăm sóc mẹ ốm

Ảnh minh họa

Tôi cảm thấy đơn độc khi cố gắng đối phó không chỉ với sự căng thẳng, lo lắng cho mẹ tôi mà còn cả những công việc của bà. Không thể chăm sóc mẹ từ xa, vì vậy, sau nhiều năm sống ở một thành phố sôi động, tôi chuyển về ở cùng với mẹ.

Cách đây 10 năm, tôi đã có một trải nghiệm vô cùng khó khăn. Tim tôi đập thình thịch, nước mắt chảy ròng ròng, lòng bàn tay đổ mồ hôi vì hồi hộp chờ đợi một cuộc điện thoại mà tôi hy vọng có thể nghe được câu: "Bà ấy không sao". Sáng sớm hôm đó, mẹ tôi đã bất tỉnh sau một cú ngã trong nhà riêng của bà. Một người bạn của gia đình tôi đã phát hiện sự việc khoảng 12 tiếng sau đó. Mẹ tôi bị bệnh Parkinson, bà đã được chẩn đoán khoảng một năm trước khi bị ngã. Việc biết mình bị Parkinson thật đáng sợ nhưng cú ngã đã tạo ra một mức độ sợ hãi và không chắc chắn mới. Nó đánh dấu sự khởi đầu của hành trình chăm sóc mẹ mà tôi là người đảm nhiệm.

Tôi và mẹ sống ở 2 thành phố khác nhau. Lúc đầu, do công việc quá bận rộn, tôi đã cố gắng điều phối sự chăm sóc từ xa. Điều đó thật khó khăn nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi là con một và bố mẹ tôi đã ly hôn. Tôi luôn tưởng tượng mình sẽ trở thành người chăm sóc mẹ sau này khi có một người bạn đời và một gia đình riêng để hỗ trợ tôi. Bạn bè của tôi rất tuyệt nhưng không ai trong số họ ở trong tình huống tương tự và vì vậy, họ không thể thấu hiểu những gì tôi phải chịu đựng.

Tôi cảm thấy đơn độc khi cố gắng đối phó không chỉ với sự căng thẳng, lo lắng cho mẹ tôi mà còn cả những công việc của bà. Không thể chăm sóc mẹ từ xa, vì vậy, sau nhiều năm sống ở một thành phố sôi động, tôi chuyển về ở cùng với mẹ. Tôi biết mẹ cần tôi. Giống như mẹ đã luôn ở đó vì tôi, đã đến lúc tôi phải ở đó vì mẹ. Hiện tại, tôi vẫn ở cùng mẹ nhưng việc chăm sóc không hề dễ dàng. Ngoài thời gian dành cho công việc, tôi còn phải quản lý tài chính giúp mẹ, lên lịch cho các cuộc hẹn với bác sĩ, làm việc với các trợ lý và y tá của bà, thăm bà từ 3 đến 4 ngày một tuần để bà cảm thấy mình có một cuộc sống bình thường. Mối quan hệ mẹ - con cũng vì thế mà bền chặt hơn.

Kể từ khi trở thành một người chăm sóc, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt tôi luôn tìm kiếm những người từ 20 đến 34 tuổi đang trải qua những điều tương tự. Tôi đã chủ động gọi cho một người bạn tôi quen trên mạng. Cô ấy kể với tôi rằng bố cô ấy đã qua đời sau một cơn mất trí nhớ kéo dài. Cô ấy cũng thừa nhận cô ấy không có nhiều thời gian để đau buồn về cái chết của bố vì cô ấy phải tiếp tục chăm sóc mẹ, người đang ở giai đoạn đầu của chứng mất trí nhớ. Cô ấy cũng đang làm việc toàn thời gian, làm vợ và làm mẹ. Cô ấy tiếp tục chia sẻ một số thách thức mà cô ấy đang phải đối mặt. Cuối cùng, cô ấy thốt lên: "Tớ mệt, thực sự mệt bạn ạ". Ngay lúc đó, tôi không có công cụ gì để xoa dịu cô ấy. Tôi chỉ nhắc lại cho cô ấy nghe một câu nói nổi tiếng của Rosalyn Carter: "Chỉ có bốn loại người trên thế giới này: những người đã từng là người chăm sóc, những người hiện đang là người chăm sóc, những người sẽ là người chăm sóc và những người sẽ cần người chăm sóc".

Tôi quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với những người bạn mới, vì tôi muốn nâng cao nhận thức về nhu cầu của những người chăm sóc và đảm bảo rằng họ có được sự hỗ trợ cần thiết để cuộc sống của họ không bị xáo trộn. Đối với những người chăm sóc, việc tìm kiếm một cộng đồng hỗ trợ có thể rất hữu ích. Và một điều tôi không bao giờ quên: Chăm sóc cho bản thân thật tốt, bởi vì tôi biết mình không thể cho người khác những thứ mà tôi không có.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm