Robot giúp nông dân ngồi nhà vẫn có mùa vàng bội thu

27/01/2018 - 07:07
Trong tương lai, nhờ có sự trợ giúp của những con robot “làm nông”, người nông dân thậm chí sẽ không cần bước chân vào cánh đồng mà vẫn được hưởng thành quả là những vụ mùa bội thu.
Nông dân thoát cảnh ‘‘một nắng hai sương”

Một chuyên gia về robot người Nhật đã tham gia trợ giúp bộ môn Cơ học, Đại học Harper Adams (Anh) trong việc phát triển các robot nông nghiệp thế hệ thứ 3. Giáo sư Noboru Noguchi đến từ Đại học Hokkaido được Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia bảo trợ để dành 3 tuần tại đây.

178268-11063658.jpg
Trong tương lai, nhờ có sự trợ giúp của những con robot “làm nông”, người nông dân thậm chí sẽ không cần bước chân vào cánh đồng mà vẫn được hưởng thành quả là những vụ mùa bội thu.

Giáo sư Noguchi đã có mặt tại hội thảo Công nghệ cao cho Nông nghiệp tổ chức tại Đại học Harper Adams, nơi ông trình bày về hệ thống máy móc sử dụng nhiều robot, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Phía Đại học Harper Adams có Giáo sư Simon Blackmore, Trưởng phòng Kỹ thuật, ông cho biết: “Sự hiện diện của giáo sư Noguchi là một điểm nhấn thực sự quan trọng, khi ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình như một trong những chuyên gia thế giới về robot nông nghiệp”.

Nếu cỗ máy làm nông tự động ra đời, nó sẽ giúp người nông dân thoát khỏi cảnh “một nắng hai sương” gieo trồng, tưới nước, phun thuốc trừ sâu...

Mọi công đoạn nặng nhọc trong quá trình trồng trọt đều đã có máy móc lo. Các kỹ sư đang làm việc để biến cỗ máy “thần thánh” từ ý tưởng trở thành hiện thực, gánh vác hết phần nặng nhọc trên cánh đồng cho người nông dân.

robots-indoor-farming_1200x675_hero_020917.jpg

Nếu sở hữu cỗ máy này, người nông dân chỉ cần ngồi chờ thành quả là vụ mùa bội thu và mang nông sản đi bán, rồi thu tiền. Cỗ máy này sẽ không khác gì một chiếc xe lớn, với nhiều bánh xe, có thể tính toán chính xác và tiến hành tất cả các bước để trồng cây.

Từ việc xới đất, gieo hạt, tưới nước, bón phân, trừ sâu bệnh, thu hoạch, phân loại sản phẩm. Thực tế hiện nay, mỗi vụ thu hoạch, có tới 60% nông sản bị bỏ đi một cách lãng phí vì còn xanh hoặc đã quá chín. Cỗ máy này sẽ khắc phục cả việc “chín không đều” đó, máy sẽ tính được chính xác ngày nào thu hoạch, đảm bảo khi hái sẽ thu được những trái chín đúng thời điểm nhất.

“Tôi rất mong chờ được nhìn thấy cánh đồng được giao cho robot quản lý vào năm 2020” - Giáo sư Simon Blackmore, trưởng nhóm robot nông nghiệp, Đại học Harper Adams chia sẻ.

Trái chín tươi ngon mỗi ngày

Kỳ vọng của các chuyên gia là sẽ phát triển hệ thống cơ giới hóa nông nghiệp một cách hoàn chỉnh trên những cỗ máy robot này. Trong tương lai, những chiếc máy này có thể diệt cỏ, tưới nước nhỏ giọt, phun thuốc trừ sâu đúng đích, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, thu hoạch chọn lọc, biết tự phân loại sản phẩm vào từng nhóm, theo từng giai đoạn thu hoạch.

2_anh-nho.JPG
Giáo sư Noboru Noguchi (trái) và đồng nghiệp

“Chúng tôi nỗ lực nghiên cứu với mong muốn có thể giảm bớt khó khăn cho nền nông nghiệp cơ giới hóa một phần ở Anh hiện nay. Có khoảng từ 20 đến 60% nông sản bị loại bỏ do thu hoạch không đúng thời điểm. Điều này là sự lãng phí quá lớn trong suốt một thời gian dài. 

Chưa kể, tâm lý người tiêu dùng là muốn chọn những mớ rau, củ quả tươi ngon, đẹp mắt nhất - những nông sản bị bỏ lại lâu ngày ở siêu thị cũng sẽ bị tiêu hủy, thêm một lần lãng phí nữa. Với xe robot nông nghiệp thì việc thu hoạch sẽ được tính toán chi tiết để sản phẩm được thu hoạch và bán ngay trong ngày, hạn chế lãng phí và người tiêu dùng thì được sử dụng những trái chín đều, tươi ngon nhất” - giáo sư Simon Blackmore phân tích.

img631691426x713.jpg
Trong tương lai, những chiếc máy này có thể diệt cỏ, tưới nước nhỏ giọt, phun thuốc trừ sâu


Đặc biệt, robot nông nghiệp khi đưa vào sử dụng còn giúp cắt giảm lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và thay thế lực lượng lao động có thể giảm rất lớn, sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu. 

Giáo sư Simon Blackmore nói: “Việc thực hiện dự án này sẽ cho phép Harper Adams chia sẻ kinh nghiệm giá trị này và đóng góp vào nông nghiệp chính xác trên phạm vi toàn cầu”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm