Sau khi thực hiện thủ thuật, sản phụ được tiếp tục theo dõi tại BV. Sau đó, sản phụ tử vong do diễn biến xấu dù được đưa vào BV Bạch Mai để điều trị.
Bệnh nhân có tiền sử phản vệ với thuốc kháng sinh Cefalexin 500mg cách đây nhiều năm. Sau bữa ăn tối, bệnh nhân thấy ho, đau rát họng nên đã uống 1 liều thuốc của vợ. Sau uống vài phút, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, tức ngực nên gia đình đưa đi cấp cứu.
Hội đồng chuyên môn kết luận, trẻ tử vong do phản vệ độ IV không hồi phục với vaccine ComBE Five, loại trừ nguyên nhân do chất lượng vaccine và thực hành tiêm chủng.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi bị sốc phản vệ do thuốc kèm rối loạn nhịp nặng.
Mặc dù thích ăn hải sản nhưng bạn lại hạn chế hoặc không thể ăn do mắc chứng dị ứng hải sản. Các triệu chứng dị ứng hải sản của mỗi người khác nhau từ nhẹ đến dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Vậy nguyên nhân gây dị ứng hải sản là gì? Có thể điều trị được không là điều khiến nhiều người quan tâm.
Sau 20 phút sinh mổ, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tri giác chậm, nổi nốt mẩn đỏ vùng cổ, vai, huyết áp tụt, mạch 130 lần/phút. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc phản vệ sau mổ nên nhanh chóng cấp cứu.
“Thực tế khi chúng tôi chuyển cháu Tr. đến BV Sản nhi Nghệ An thì khi ra đi bệnh nhi Tr. chưa tử vong. Trên đường đi có cho thở máy, bóp bóng, hồi sức tích cực nhưng khi đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An thì các bác sĩ nhận định cháu đã tử vong”, bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn, Nghệ An, cho biết.
Thấy con bị ho, ngạt mũi, mẹ bèn ra cửa hàng thuốc tây mua về cho bé uống. Sau khi uống được khoảng 15 phút, bé bắt đầu tím tái kèm biểu hiện khó thở và đỏ lựng toàn thân do sốc phản vệ.
Trong lúc bé chơi đùa thì bị kiến đốt vào bàn chân gây sốc phản vệ nguy kịch.
Sau khi tiêm thuốc cản quang để tiến hành chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, người tím tái và tử vong.