pnvnonline@phunuvietnam.vn
Sóc Trăng: Các cấp Hội phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực hiện Dự án 8
Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng tổ chức hoạt động nói chuyện chuyên đề và hái hoa dân chủ thuộc Dự án 8
Bà Nguyễn Thị Huệ Chi - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng - cho biết - Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xác định việc thực hiện Dự án 8 chính là một nguồn lực rất quan trọng và bền vững để giúp cho Hội triển khai các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh.
Đây là một chủ trương mang tính nhân văn rất cao của Nhà nước ta, thông qua đề xuất của Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam. Trước hết, dự án góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của một bộ phận người dân, gia đình đối với những vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới, làm chuyển biến và từng bước xóa bỏ những tập tục có hại đối với phụ nữ, trẻ em; góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh.
Thứ hai, dự án đề ra được những hoạt động bảo vệ an toàn cho phụ nữ, trẻ em; góp phần tạo điều kiện để phụ nữ, trẻ em được phát triển toàn diện về nhận thức, kỹ năng; nâng cao chất lượng cuộc sống về tinh thần, vật chất; nâng cao trách nhiệm đối với cộng...
Thứ ba, dự án cũng tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ các ban ngành các cấp; hướng đến mục tiêu cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm hơn đến việc chăm lo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em nói chung, trong đó đặc biệt là phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
- Bà có thể thông tin cụ thể kế hoạch triển khai Dự án 8 được Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng trong năm nay?
Bà Nguyễn Thị Huệ Chi: Từ đầu năm 2023 đến nay, song song với việc tập trung thực hiện các nội dung hoạt động của năm 2022 (vì kinh phí hoạt động của năm 2022 chuyển sang thực hiện trong năm 2023), Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng quan tâm xây dựng nội dung hoạt động, nội dung kinh phí của năm 2023 cấp tỉnh; hướng dẫn Hội LHPN 9 huyện, thị xã xây dựng nội dung hoạt động giai đoạn và hoạt động của năm 2023, kinh phí hoạt động của năm 2023. Đối với các cấp Hội đang gửi kinh phí chi tiết để Sở Tài chính, Phòng Tài chính thẩm định trình UBND cùng cấp phê duyệt; khi được phê duyệt sẽ tập trung triển khai thực hiện.
- Đến nay, việc triển khai Dự án 8 trên địa bàn đã đạt những kết quả cụ thể thế nào, thưa bà?
Từ năm 2022 đến nay, Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với các đơn vị thuộc TƯ Hội LHPN Việt Nam thực hiện sưu tầm tài liệu, hiện vật về cuộc sống của phụ nữ Khmer, thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới, khuôn mẫu giới; cơ hội và những mong muốn của phụ nữ, trẻ em gái dân tộc Khmer; khảo sát nhằm thu thập thông tin, dữ liệu làm căn cứ đề xuất, điều chỉnh các hoạt động của dự án phù hợp với thực tế và làm căn cứ để so sánh, đánh giá hiệu quả đầu ra của dự án.
Các cấp Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng triển khai hoạt động thuộc Dự án 8
Tổ chức triển khai chỉ đạo điểm mô hình câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi", qua đó ra mắt và duy trì sinh hoạt 2 câu lạc bộ với 47 học sinh ở xã Thạnh Thới An (huyện Trần Đề); cử cán bộ Hội các cấp và các ngành liên quan tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo… do TƯ Hội tổ chức. Bên cạnh đó, triển khai 12 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật triển khai một số mô hình, hoạt động của Dự án 8; tổ chức 1 cuộc đối thoại chính sách mẫu về trợ giúp xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình tại xã Thạnh Tân (huyện Thạnh Trị).
Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Thành lập 50 Tổ truyền thông có 500 thành viên, có sự tham gia của nam giới, nữ giới là những người có uy tín trong ấp, khóm… Thông qua việc tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn thành lập và vận hành Tổ truyền thông theo Sổ tay hướng dẫn của TƯ Hội LHPN Việt Nam; tổ chức 50 cuộc truyền thông với chủ đề "Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em" và hái hoa dân chủ; hỗ trợ các tổ trang bị thiết bị cơ bản phục vụ công tác truyền thông với tổng số tiền 150 triệu.
Về nội dung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em: Hội tổ chức 7 cuộc rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách các hợp tác xã, tổ hợp tác… Kết quả cho thấy, Hội cần tổ chức hội nghị tập huấn cho cán bộ Hội LHPN cấp huyện, xã về hoạt động hỗ trợ các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ trước khi đưa hoạt động cụ thể của hoạt động vào thực hiện. Đồng thời, rà soát nhu cầu, việc thành lập 14 địa chỉ an toàn; qua đó cho thấy việc thành lập Địa chỉ an toàn là khả thi và sẽ tiến hành ra mắt vào năm 2023…
- Trong quá trình triển Dự án 8 có những thuận lợi, khó khăn gì? Hội LHPN tỉnh đã có sự chủ động, sáng tạo thế nào để Dự án phù hợp với điều kiện, đặc thù tại địa phương?
Việc triển khai Dự án 8 được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi của Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng; sự phối hợp chặt chẽ của các sở ban ngành và cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, cùng các cơ sở nơi triển khai thực hiện dự án.
Các cấp Hội phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, chủ động tham mưu, tập trung quyết liệt, phối hợp tốt trong triển khai thực hiện các hoạt động tại địa bàn.
Tuy nhiên, hiện đội ngũ cán bộ Hội các cấp còn ít so với yêu cầu nhiệm vụ chính trị hiện nay. Giai đoạn đầu lập kế hoạch hoạt động, kinh phí hoạt động, xác định địa bàn còn nhiều lúng túng. Khi triển khai hoạt động, một số nội dung có liên quan chế độ cho người dân, cán bộ Hội cơ sở căn cứ theo thông tư của Bộ Tài chính vẫn còn nhiều băn khoăn.
Đây là giai đoạn đầu, nên các cấp Hội chỉ căn cứ theo gợi ý của TƯ Hội, đề ra các nội dung hoạt động phù hợp, đúng địa bàn, đúng đối tượng để triển khai thực hiện, trên cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ Hội.
- Cảm ơn bà đã chia sẻ!