Sự trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào cha mẹ

Hiểu Đan
05/11/2022 - 19:27
Sự trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào cha mẹ

Ảnh minh họa.

"Học chung một lớp, thầy cô như nhau, bạn học giống nhau, nội dung học giống nhau, bài tập về nhà cũng vậy, nhưng tại sao con tôi không giỏi bằng những đứa trẻ khác?".

Có lẽ câu hỏi trên không hề xa lạ với rất nhiều phụ huynh. Ngoài IQ, có một yếu tố nhiều cha mẹ bỏ qua. Đó chính là: Dạy học trong nhà trường nhưng giáo dục chủ yếu từ trong gia đình. Nói cách khác, việc tiếp thu kiến thức phụ thuộc vào giáo viên, và sự trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào cha mẹ.

Không phải nhà trường hay giáo viên mới thực sự nới rộng khoảng cách giữa trẻ, mà chính là cha mẹ.

Không phải trường học thực sự mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ, mà chính là cha mẹ - Ảnh 1.

Nuôi dạy con cái

Một chuyên gia giáo dục đã nói: "Bố mẹ có dạy con bằng cái tâm hay không; là diễn viên chính, diễn viên phụ hay là khách qua đường của đời con; sự khác biệt ban đầu cuối cũng sẽ quyết định sự khác biệt về chất lượng cuộc sống về sau của những đứa trẻ".

Không có một khuôn mẫu hay tiêu chuẩn nào để giáo dục con cái, mà chỉ có những lựa chọn. Nhiều bậc cha mẹ đặt tiền lên hàng đầu và con cái của họ đứng sau. Kết quả là, sự phát triển của trẻ bị bỏ lỡ và tương lai của trẻ cũng bị đình trệ.

Gia đình là nền tảng của giáo dục và cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Cha mẹ quan tâm, con cái được dạy dỗ, cha mẹ không quan tâm, con cái dễ sa ngã. Một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ.

Như nhà giáo nổi tiếng Suhomlinsky đã nói trong Parent Education: "Cha, mẹ là những nhà giáo dục như những người thầy. Họ không kém gì những người thầy, những người sáng tạo nên loài người thông thái. Bởi vì trí tuệ của một đứa trẻ trải dài từ gốc rễ của cha mẹ trước khi được sinh ra trong thế giới loài người".

Không phải trường học thực sự mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ, mà chính là cha mẹ - Ảnh 2.

Thói quen tốt hay xấu

Khoảng cách về thói quen của trẻ là khoảng cách về thành tích học tập.

Một sinh viên đã được nhận vào Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc với số điểm 726 trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Khi được hỏi về bí quyết học tập của con, bố cô bé nói: "Điều quan trọng là phải hình thành thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ".

Thói quen của cô bé tốt đến mức nào? Cô ấy đi ngủ trước 9:30 mỗi ngày, một thói quen mà cha mẹ yêu cầu từ khi cô còn là một đứa trẻ. Cô ấy làm tất cả các bài tập về nhà của mình một cách độc lập. Bố mẹ sẽ bảo con mạnh dạn hỏi thêm nếu không hiểu. Vì vậy, cô đã quen với việc hỏi ý kiến giáo viên sau giờ học, không trì hoãn vấn đề sang ngày hôm sau.

Sự xuất sắc của một đứa trẻ là tổng hòa của vô số thói quen. Cách giáo dục đơn giản nhất là trau dồi những thói quen tốt ở trẻ.

Yukichi Fukuzawa, một nhà giáo dục Nhật Bản cho biết: "Nếu gia đình là trường học của thói quen thì cha mẹ là người thầy của thói quen". Cha mẹ cho con cái tài sản sẽ không bằng dạy con hình thành những thói quen tốt có lợi suốt đời.

Không phải trường học thực sự mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ, mà chính là cha mẹ - Ảnh 3.

Vai trò của hình mẫu

Trẻ em sinh ra là một tờ giấy trắng, tương lai con phụ thuộc vào cách vẽ của cha mẹ. Con sẽ nhớ những gì bạn nói và làm, sau đó sẽ học hỏi và bắt chước bạn.

Nếu bạn thích chơi với điện thoại di động, đừng trách con bạn nghiện game. Nếu bạn thường xuyên thức khuya, đừng trách trẻ ngủ muộn. Nếu bạn không bao giờ đọc sách ở nhà, đừng trách con bạn không thích học...

Đối với một gia đình thì cha mẹ là gốc, con là hoa. Nếu đứt rễ, hoa chắc chắn sẽ bị héo. Điều tốt nhất của cha mẹ là trở thành hình mẫu cho con cái của họ. Dạy con bằng lời nói và việc làm là cách giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái. Khi cha mẹ thay đổi, tự nhiên con cái cũng thay đổi. Nếu cha mẹ tốt, con cái sẽ tốt.

Không phải trường học thực sự mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ, mà chính là cha mẹ - Ảnh 4.

Bạn đọc bao nhiêu?

Cha mẹ không muốn con mình thua ở "vạch xuất phát". Họ cho con đi học phụ đạo, làm bài tập, sắp xếp thời gian rảnh rỗi một cách tối đa. Nhưng những món ăn này giống như "mì ăn liền", chỉ giải quyết được cơn đói nhất thời chứ không thể cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng. Bài học bổ trợ thực sự hữu ích thực sự là đọc sách.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những đứa trẻ bắt đầu đọc từ lúc 5 tuổi có khả năng đọc viết cao hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Những đứa trẻ đọc nhiều ở trường tiểu học sẽ có điểm số cao hơn thay vì tụt dốc ở trường trung học. Những đứa trẻ thích đọc sách từ nhỏ có mức độ thông minh cao hơn những đứa trẻ không thích đọc sách.

Đọc trước, sau đó là học, và tiếp theo mới là điểm số. Điều quan trọng nhất với tư cách là cha mẹ là giúp con bạn trở thành một "người thích đọc sách". Tình yêu tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái của mình là cùng con đọc sách và cùng con phát triển.

Không phải trường học thực sự mở ra khoảng cách giữa những đứa trẻ, mà chính là cha mẹ - Ảnh 5.

Hợp tác với nhà trường

Hiệu quả của giáo dục phụ thuộc vào sự nhất quán của nhà trường và gia đình. Không phải tất cả "học sinh giỏi" đều do thầy cô dạy dỗ, và không phải "học sinh kém" nào cũng được nhà trường tạo nên. Dù giáo dục ở nhà trường chất lượng đến đâu, nếu giáo dục gia đình không đủ tốt thì cũng chẳng mang lại hiệu quả lớn.

Nhiều giáo viên phàn nàn rằng họ muốn kiểm soát học sinh của mình nhưng không "dám", họ sợ bị phụ huynh trách móc. Nhưng những giáo viên có thành tích giảng dạy xuất sắc thường không thể tách rời sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Cha mẹ không bảo vệ khuyết điểm, giáo viên không bao che, trẻ còn cả một tương lai tươi sáng.

Tài sản lớn nhất của một đứa trẻ là có cả một người thầy tận tâm và cha mẹ luôn làm gương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm