pnvnonline@phunuvietnam.vn
Không phải ai cũng biết các thực phẩm kỵ với súp lơ
Dưa chuột: Súp lơ rất giàu vitamin C, dưa chuột lại chứa các enzyme phân hủy vitamin C, vì vậy không nên ăn cùng nhau.
Sữa bò: Ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi
Gan bò: Đồng trong gan bò có thể oxy hóa vitamin C, do đó làm mất giá trị dinh dưỡng trong súp lơ xanh
Gan lợn: Súp lơ xanh rất giàu chất xơ, nếu ăn với gan lợn có chứa đồng, sắt và các khoáng chất khác sẽ làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất này của cơ thể
Thực phẩm nên kết hợp với súp lơ
Cá tuyết: Phòng chống ung thư
Nấm kim châm: Tăng đề kháng, phòng chống ung thư
Nấm bào ngư: Tăng đề kháng
Cà chua: Chống ung thư
Cà rốt: Phòng các bệnh đường tiêu hóa
Tôm: Bổ tì vị
Cá mực: Tăng đề kháng, tốt cho tiêu hóa
Thịt gà: Tăng cường chức năng thải độc gan, tăng cường hệ miễn dịch
Thịt bò: Bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng
Câu kỷ tử: Có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng
Người bị lupus ban đỏ không ăn súp lơ xanh.
Không để súp lơ xanh đã cắt thái quá lâu rồi mới chế biến
Nếu cắt thái nhỏ súp lơ xanh hoặc các loại rau chữ thập rồi ở nhiệt độ trong phòng trong 6 giờ, sự hao hụt các thành phần chống ung thư có thể hơn 75%.
Người đang uống thuốc trị bệnh tim
Nếu tiêu thụ quá nhiều súp lơ những thực phẩm này trong khi dùng thuốc digitalis (còn được gọi là digoxin có nguồn gốc từ thực vật được chiết xuất từ cây mao địa hoàng có tác dụng trong việc chữa bệnh suy tim), nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Phụ nữ mới mang thai
Khi mới có thai, chị em ăn nhiều súp lơ có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai.
Người bị đau dạ dày
Súp lơ xanh là loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi ăn sống. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn. Hoặc thay thế bằng các thực phẩm khác như cà rốt, khoai lang…
Người bị bệnh gout
Súp lơ giàu purin, có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout, đặc biệt là súp lơ xanh sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Lưu ý khi chế biến và bảo quản
Không nên nấu súp lơ quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng. Thông thường, súp lơ sau khi chần qua chỉ nên xào 5-6 phút là được. Bên cạnh đó, chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.
Súp lơ xanh thường có dư lượng thuốc trừ sâu và rất dễ để côn trùng ăn rau. Trước khi ăn, bạn có thể ngâm bông cải xanh trong nước muối trong vài phút, côn trùng thực vật sẽ hết, và bạn cũng có thể loại bỏ thuốc trừ sâu còn sót lại.
Dù súp lơ xanh rất bổ dưỡng, không thể ăn hàng ngày vì sẽ không chỉ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng mà còn dẫn đến nóng trong và gây khó chịu.
Súp lơ rất dễ gây đầy hơi sau khi bị phân giải trong dạ dày và ruột, vì vậy hãy thêm một số gia vị cay như tỏi, hạt tiêu ... khi chế biến.
Súp lơ chứa một lượng nhỏ các chất có thể gây bướu cổ, do đó nên chú ý bổ sung iốt, muối iốt hoặc rong biển khi chế biến hoặc trong chế độ ăn uống.
Bọc súp lơ trong giấy (phun chút nước) hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó đặt thẳng đứng vào tủ lạnh, có thể bảo quản được khoảng 1 tuần.