Tăng lên khoảng 400 ngàn hộ và 1,5 triệu người nghèo theo tiêu chí mới

PV
27/07/2021 - 10:28
Tăng lên khoảng 400 ngàn hộ và 1,5 triệu người nghèo theo tiêu chí mới

ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, phát biểu. Ảnh quochoi.vn

Phát biểu trước Quốc hội sáng 27/7 về Chương trình giảm nghèo bền vững, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, cho biết theo tiêu chí hiện nay, có khoảng 160.000 hộ với 608.000 người nghèo. Còn theo chuẩn nghèo mới, tăng lên khoảng 400.000 hộ với 1,5 triệu người.

Làm rõ ý kiến của các đại biểu về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Công tác giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật, chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện, ngân sách nhà nước huy động nguồn lực xã hội ngày càng tăng, ý chí vươn lên của người dân được nâng lên, các tấm gương thoát nghèo và điển hình càng nhiều.

Trải qua 6 lần điều chỉnh tiêu chí, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, giai đoạn hiện nay đang áp dụng chuẩn nghèo đa chiều với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", từ chỗ ngân sách nhà nước phải đảm bảo hoàn toàn để triển khai giảm nghèo, sang nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt người dân, hộ nghèo là chủ thể. Theo đó, giai đoạn tới đặt ra mục tiêu, yêu cầu cao hơn giảm nghèo đa chiều, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đầu kỳ sẽ tăng rất cao. Nhiều nội dung đòi hỏi phải có nguồn lực lớn như tái định cư, xóa nhà tạm, chống suy dinh dưỡng trẻ em, hạn chế trẻ em thể trạng thấp còi.

Giai đoạn tới cần đầu tư thỏa đáng để mức sống tối thiểu của người dân tăng dần, gắn với mục tiêu phát triển bao trùm bền vững; tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Tăn lên khoảng 400 ngàn hộ và 1,5 triệu người nghèo theo tiêu chí mới - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. Ảnh quochoi.vn

Về xử lý các trùng lặp giữa 3 chương trình mục tiêu quốc gia, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chương trình quốc gia về giảm nghèo có đối tượng và địa bàn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn quốc, trong đó bao gồm cả những đối tượng nghèo mới phát sinh do ảnh hưởng Covid-19, đối tượng nghèo nông thôn và thành thị, tại các địa bàn còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, phạm vi của Chương trình Nông thôn mới địa bàn nông thôn các huyện, xã.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, 2 chương trình này chạy song song với các nội dung tương đối tách bạch. Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo, có đề xuất ban hành tiêu chí xác định cụ thể đối tượng, địa bàn, nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng; báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm hạn chế cao nhất sự trùng lặp giao thoa. Đồng thời sẽ đề xuất các cơ chế lồng ghép tích hợp các nguồn lực đem lại hiệu quả cao nhất trong đầu tư.

Về tách các hộ nghèo không khả năng thoát nghèo của Chương trình, theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, theo tiêu chí hiện nay, có khoảng 160.000 hộ với 608.000 người nghèo. Còn theo chuẩn nghèo mới có khoảng 400.000 hộ với 1,5 triệu người.

Vì vậy, theo tiêu chí mới này, Chính phủ sẽ nghiên cứu, tiếp tục cân nhắc thời điểm, cách tiến hành, để vừa đạt mục tiêu, vừa đảm bảo khả năng ngân sách cân đối.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm