Thẩm phán kỳ cựu trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hy Lạp

Nhu Thụy
22/01/2020 - 21:52
Thẩm phán kỳ cựu trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hy Lạp
Ngày 22/1, thẩm phán kỳ cựu Ekaterini Sakellaropoulou (63 tuổi) đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này sau khi nhận được sự ủng hộ của 261 nghị sĩ, vượt quá mức tối thiểu cần thiết là 200 nghị sĩ.
Tổng thống Hy Lạp Ekaterini Sakellaropoulou

Tổng thống Hy Lạp Ekaterini Sakellaropoulou

Bà Sakellaropoulou là một thẩm phán kỳ cựu và là một chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường và hiến pháp suốt gần 40 năm qua. Kể từ năm 2018 đến nay, bà phá vỡ mọi khuôn mẫu giới để trở thành lãnh đạo Tòa Hành chính tối cao của Hy Lạp, còn gọi là Hội đồng Nhà nước. Bà là chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường, hiến pháp, quyền tự do dân sự, quyền của người tị nạn.

Chính Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã đề cử bà Sakellaropoulou làm tổng thống mới của nước này. Khi chấp nhận đề cử này, bà Sakellaropoulou đã nói rằng đó là một "vinh dự cho Hiến pháp và phụ nữ Hy Lạp hiện đại". 

Bà Sakellaropoulou sẽ kế nhiệm Tổng thống Prokopis Pavlopoulos sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 3 tới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Với việc trở thành tổng thống, bà Sakellaropoulou sẽ gia nhập vào nhóm các phụ nữ hàng đầu thuộc các nước thuộc Liên minh châu Âu. 

Tại Đức, bà Angela Merkel đảm nhiệm vị trí Thủ tướng từ năm 2005 và tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2021. Bà Merkel 9 năm liên tiếp là người phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới. 

Bà Sophie Wilmes là nữ Thủ tướng đầu tiên của Bỉ tháng 10/2019 sau khi được Nhà vua Philipe tấn phong. 

Trong khi đó, bà Kolinda Grabar-Kitarovic là Tổng thống Croatia từ tháng 1/2015. 

Còn bà Kersti Kaljulaid nhậm chức Tổng thống Estonia từ ngày 10/10/2016. 

Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid

Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid

Luật sư tự do và nhà vận động chống tham nhũng Zuzana Caputova là nữ tổng thống đầu tiên của Slovakia. Năm 2016, Caputova được nhận giải thưởng về môi trường Goldman. Bà là một trong những người sáng lập đồng thời cũng là Phó chủ tịch đảng Slovakia tiến bộ theo khuynh hướng xã hội tự do.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen bên người ủng hộ

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen bên người ủng hộ

Làm thủ tướng Đan Mạch, bà Mette Frederiksen sẽ giúp bà Frederiksen cam kết giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, tăng chi tiêu phúc lợi và giải quyết các vấn đề khí hậu, cắt giảm 70% lượng khí thải nhà kính trước năm 2030.

Ở những nơi khác ngoài Liên minh châu Âu (EU), có nhiều người phụ nữ khác hiện đang nắm quyền bao gồm Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Iceland Katrin Jakobsdottir, Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili, Thủ tướng Serbia Ana Brnabic…

Nguồn: CNN, DW
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm