Tham vấn sổ tay hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong CTMTQG phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

H.Y
31/03/2022 - 15:02
Tham vấn sổ tay hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong CTMTQG phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam, phát biểu tại hội thảo

Phương pháp thu thập thông tin, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về giới trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG); các chỉ số về giới trong khung giám sát và đánh giá... đã được các đại biểu tập trung thảo luận và làm rõ.

Ngày 31/3, Hội thảo tham vấn Tài liệu hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong CTMTQG phát triển kinh tê-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã diễn ra. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu tỉnh thành.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam, khẳng định, dự thảo tài liệu "Hướng dẫn giám sát và đánh giá về giới trong CTMTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới xây dựng sẽ là một tài liệu quan trọng, cần thiết, hỗ trợ các cơ quan liên quan và các cấp Hội đánh giá, đo lường việc thực hiện các chỉ tiêu liên quan về giới trong quá trình triển khai chương trình.

Tham vấn sổ tay hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 1.

Bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, Hội LHPN Việt Nam, dẫn dắt buổi thảo luận tại hội thảo

Bà Stefani Stallmeister, Giám đốc Điều hành Hoạt động Dự án tại văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bày tỏ hy vọng, Hội thảo sẽ tham vấn, đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để từ đó xây dựng và hình thành sổ tay hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong CTMTQG phát triển kinh tê-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. "Chúng tôi hy vọng có thể đóng góp, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số trong phạm vi chương trình và mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với Hội LHPN Việt Nam trong những chương trình tiếp theo", bà Stefani Stallmeister nhấn mạnh.

Tham vấn sổ tay hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 2.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu tỉnh/thành

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề chính như: Tính hợp lý giữa các nội dung trong bố cục tài liệu; Làm rõ cách thức, phương pháp thu thập thông tin, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về giới trong CTMTQG; Xác định rõ các chỉ số về giới trong khung giám sát và đánh giá; tính phù hợp của các mẫu biểu phụ lục đối với cán bộ Hội trong quá trình thu thập thông tin; những bổ sung cho nội dung trong dự thảo nhằm làm rõ hơn khung, cách thức giám sát, đánh giá về giới trong triển khai CTMTQG phát triển dân tộc thiểu số và miền núi.

Tham vấn sổ tay hướng dẫn giám sát lồng ghép giới trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 3.

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, đóng góp ý kiến về phương pháp thu thập số liệu của cán bộ Hội phụ nữ ở cấp cơ sở đối với các chỉ tiêu do Hội LHPN chịu trách nhiệm thu thập

CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ, phát triển toàn diện đời sống đồng bào DTTS và miền núi vốn là vùng "lõi nghèo" của cả nước. Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là 1 trong số 10 dự án lớn thuộc CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đây là lần đầu tiên có một dự án đặc thù, chuyên biệt về giới trong một CTMTQG được Quốc hội thông qua và Chính phủ phân công Hội LHPN Việt Nam thực hiện với tư cách là chủ trì, đầu mối một dự án độc lập có quy mô và nguồn lực thực hiện lớn. Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng đồng thời cũng cho thấy vấn đề bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số đến nay vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm