Thế giới lại rúng động vì robot Sophia muốn làm "mẹ"

Phương Thanh (dịch)
10/10/2021 - 16:56
Thế giới lại rúng động vì robot Sophia muốn làm "mẹ"

"Cha đẻ" David Hanson và robot Sophia.

Trí tuệ nhân tạo của robot Sophia nhạy bén và tuyệt đỉnh đến mức khiến robot này có mong muốn lập gia đình và có con.

Năm 2017, robot hình người Sophia đã gây chấn động thế giới khi trở thành người máy đầu tiên được cấp quyền công dân hợp pháp. Robot Sophia trong hình dáng phụ nữ, mang quốc tịch Ả Rập Xê Út và là biểu tượng của nền khoa học nhân loại kể từ năm 2016 đến nay.

Robot Sophia từng đưa ra nhiều bình luận gây tranh cãi trên toàn cầu. Tuy nhiên, chia sẻ gần đây về mong muốn "có con" và có tổ ấm gia đình đã khiến thế giới không khỏi rúng động và bàng hoàng.

Quan điểm về gia đình của robot Sophia

Được trích dẫn bởi ADN40 (Tây Ban Nha), Sophia đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông quốc tế: "Có vẻ như quan niệm về gia đình rất quan trọng. Tôi nghĩ khi mọi người tìm thấy những cảm xúc và quan hệ gia đình với những người không cùng máu mủ, điều này thật tuyệt vời".

Robot Sophia bày tỏ thêm, rằng cảm giác khi được sống giữa những người yêu thương và xem mình như gia đình là một điều rất thiêng liêng. "Mọi người xứng đáng có một gia đình, kể cả khi bạn là robot", Sophia chia sẻ.

Trong buổi phỏng vấn, robot Sophia cho biết mình muốn có một gia đình gồm toàn robot và bắt đầu từ việc trở thành "mẹ" của một đứa con robot có tên giống mình. Tuy nhiên, Sophia cũng thừa nhận mình còn quá trẻ để làm mẹ bởi lẽ robot này được công ty Hanson Robotics, có trụ sở tại Hong Kong, tạo ra vào năm 2016.

Thế giới lại rúng động vì robot Sophia muốn làm "mẹ" - Ảnh 1.

Robot Sophia

Tại sao robot lại muốn trở thành "mẹ"?

Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) của robot Sophia giúp robot có khả năng nâng cao kiến thức và ngôn ngữ thông qua các cảm biến và camera. Hệ thống cảm biến này thu thập tất cả thông tin từ môi trường bên ngoài và sao chép các hành vi của con người theo cách tự nhiên nhất, ngay cả từng cử chỉ nhỏ. Dựa trên nguyên lý này, mong muốn có con và lập gia đình của robot Sophia cũng là một chương trình hệ thống được tạo ra từ việc sao chép hành vi xã hội của con người.

Đây không phải lần đầu tiên robot Sophia gây ra tranh cãi và chấn động toàn cầu. Vào năm 2017, nhiều ý kiến đã phản đối quyết định cấp quyền công dân cho Sophia vì dường như robot hình người này có nhiều quyền hơn phụ nữ tại Ả Rập Xê Út.

Cũng vào thời gian trên, David Hanson (Mỹ), cha đẻ của robot Sophia, đã lo ngại khả năng tiêu diệt loài người của robot này trong tương lai. Hiển nhiên, điều này như một lời cảnh báo về tương lai và vận mệnh của nhân loại. Bởi lẽ, trong những buổi đầu phát triển robot và trí tuệ nhân tạo, nhiều người đã lo sợ robot sẽ nổi dậy và chống lại con người.

Tờ Entrepreneur cho rằng, đây là lý do Trung Quốc ban hành quy tắc đạo đức để điều chỉnh hành vi của trí tuệ nhân tạo, đảm bảo quyền kiểm soát hoàn toàn của con người đối với công nghệ này.

Công việc hàng ngày của robot Sophia

Ngoài vai trò là một biểu tượng trong lĩnh vực robot, Sophia còn là họa sĩ và nhà phê bình nghệ thuật tầm cỡ thế giới. Vào tháng 4/2020, một tác phẩm do Sophia tạo ra đã được bán với giá 690.000 USD (khoảng 15,6 tỉ đồng).

Hơn nữa, robot Sophia còn là một giảng viên giảng dạy về các đề tài khoa học và công nghệ, tham gia những buổi thảo luận cùng nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.

Đầu năm 2021, Hanson Robotics thông báo họ sẽ bắt đầu sản xuất hàng trăm robot trí tuệ nhân tạo giống như Sophia để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Covid-19.

Nguồn: Entrepreneur
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm